Quang Linh tiếp tục gây chấn động Angola, chi nửa năm tiền lương cho người đặc biệt vì 1 điều
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thời gian này, hành trình công tác của Quang Linh Vlog và đồng đội của mình tại Việt Nam đang được dân tình quan tâm đặc biệt. Trong đó, hiện tại khi team Châu Phi của anh ở Angola vẫn miệt mài làm việc.
Team trang trại có lẽ là hoạt động tích cực nhất khi liên tục thử nghiệm thả cá, nuôi vịt đẻ, nghiên cứu nuôi thỏ... để tận dụng đất rộng và nhân lực tại farm.
Ở Angola đang là mùa khô, người dân địa phương chủ yếu tập trung vào chăn nuôi. Mùa này, không nhiều người trồng trọt, do đất xốp và thoát nước lớn, để tưới tiêu cho cây rất vất vả mà có thể không đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Nhưng team Quang Linh lại "ngược đời", vẫn duy trì trồng khoai tây. Theo anh Thế, quản gia của trang trại chia sẻ, khi ít người trồng, khoai tây sẽ hiếm hơn và được giá hơn.
Một trợ lý của Quang Linh chia sẻ: " Nếu trồng đúng mùa mưa, sản lượng phải gấp 2 - 3 lần như thế này, nhưng khoai trồng trái mùa nên chỉ được ít thôi. Mùa này thời tiết khắc nghiệt, ban ngày nóng, ban đêm lạnh, đêm ngoài nông trại chỉ khoảng 10 độ, có khi xuống 6 độ, cây khoai tây bị quăn đọt, một số cây bắt đầu khô rồi. Sợ cây chết nên phải cho công nhân thu hoạch sớm hơn dự tính 1 tháng mọi người ạ".
Chưa đạt độ tăng trưởng tối ưu, khoai tây trái mùa ở Quang Linh farm không đều củ, có củ to cỡ nắm tay người lớn nhưng có củ nhỏ chỉ bằng quả trứng vịt. Tuy nhiên tổng lượng thu hoạch cũng khá ổn, được khoảng 5 tấn.
Sau khi thu hoạch, các công nhân của trang trại sẽ phân loại khoai tây: Củ to và nhỡ đem bán, củ nhỏ giữ lại làm giống cho mùa sau và chia cho bà con làm giống. Những củ bị dập hay bị cuốc vào sẽ được team trang trại chia nhau và chia cho các công nhân về ăn.
Đồng đội của Quang Linh vui vẻ cho biết, sau khi thu hoạch khoai tây, họ sẽ xới đất và trồng một hoa màu khác vào vụ sau, ví dụ như khoai lang. Ở Angola hay ở Việt Nam, họ vẫn áp dụng đúng nguyên tắc "khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen" để đảm bảo hiệu quả canh tác.
Ngoài thời tiết khắc nghiệt, đất ở Angola cũng thuộc dạng khô, hao nước tưới nên team Quang Linh farm đang nghiên cứu trồng thêm một số cây ưa hạn, ưa nắng như thanh long, mía, ổi, chuối...
Sau khi phân loại khoai tây, có 70 sọt tủ tiêu chuẩn được xuất bán. Số lượng không quá nhiều nên họ mang đi bán buôn ở chợ huyện, thu hồi vốn lân đạm và phục vụ chi phí mùa sau. Điều thú vị là chợ ở đây dù bán buôn hay bán lẻ cũng không cân ký mà ước lượng theo mớ. Dù team nông trại đã xếp sẵn khoai vào sọt ở nhà, đến chợ các chị vẫn xếp lại, dồn khoai cho đầy tràn rồi mới tính là một sọt.
Có người hài hước nói, cách xếp khoai có lời cho người mua này hơi giống kiểu một chục có 12 - 14 trái (thay vì 10 trái) của người dân miền Tây Nam Bộ. Tính ra, hai chàng trợ lý của Quang Linh mang đi 70 sọt khoai nhưng chỉ bán được chừng 45 - 50 sọt, do cách dồn đặc biệt.
Một phần do giống khoai team Quang Linh trồng là khoai tây vỏ hồng, mỏng tang, ruột vàng, phần vì hai anh chàng phụ việc bán hàng khá mát tay, thương lái đến mua khoai khá đông. Họ chỉ bán hơn 1 tiếng là hết xe khoai. Dù vậy số tiền thu về cho cả vụ (không tính phần khoai làm giống và chia lại cho bà con) chỉ 250.000 Kwanza, tức là khoảng 730 nghìn đồng tiền Việt - một con số khá khiêm tốn.
Cách đây không lâu, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola và đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã đến thăm trụ sở của team châu Phi cũng như ghé qua Quang Linh farm. Anh chàng Tiến TuTi đã đại diện team đón đoàn.
Ngài đại sứ ân cần hỏi thăm tình hình kinh doanh, còn gợi ý một vài cách để gia tăng tính nhận diện thương hiệu trên áo của nhóm. Đoàn cũng nhiệt tình đi xe 30 phút từ trụ sở chính đến Quang Linh farm để tham quan.
Từ trên cao nhìn xuống, Quang Linh farm rất nổi bật. Xung quanh là đồng không mông quạnh, đất đỏ bazan cam đỏ rộng ngút ngàn, riêng Quang Linh farm có khoảng xanh của cây cối đã trồng và chuồng trại chăn nuôi.
Tiến TuTi xúc động tiết lộ, để có được 30ha đất sạch làm trang trại, từ lúc Quang Linh mua cho đến thời điểm hiện tại bắt đầu khai thác, mọi người đã mất gần 1 năm khai hoang. Hàng chục anh em người Việt cùng công nhân người Angola đã phải nỗ lực cày xới, đào rễ cây mọc ngầm trong lòng đất lên, cải tạo đất rất vất vả mới có thể bắt đầu trồng cấy, chăn nuôi.
Đến hiện tại, đất ở Quang Linh farm đã sẵn sàng để trồng ngô. Ao dự trữ nước để dự phòng cho mùa khô cũng đã hoàn thành. Ngài đại sứ tỏ ra ngạc nhiên, khen ngợi team Quang Linh. Đặc thù ở vùng này đất rất hút nước, nên khi không lót nilon dưới đáy mà xả nước vào mà vẫn giữ được nước đã là thành công lớn.
Trong thời gian tới, Quang Linh farm định hướng phát triển thêm con giống để chăn nuôi đa dạng, tối ưu hóa cho việc trồng trọt chỉ chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Nhiều con vật người dân Angola chưa từng thuần hóa hoặc nuôi trong nhà như thỏ, vịt, chim cút... cũng được trang trại mở rộng khai thác.
Đại sứ Dương Chính Chức xúc động: " Mình vào tận sâu trong này mà tạo dựng ra cơ ngơi như thế này, quả thực là các em đã cố gắng, quyết tâm rất nhiều, rất đáng trân trọng. Anh nghĩ không phải ai cũng làm được".
Team Quang Linh lừa dân bản 1 pha lớn, kết quả hú hét, vỡ òa khóc vì sắp giàu to Trí Nhi06:48:05 08/10/2024Sau khi trao đổi với bác công an huyện, anh Công Giáp - thành viên team Quang Linh đã về tập hợp đại diện của 10 bản để báo tin mua đứt đất cả khu chợ huyện, giúp người dân thuận tiện trong việc mua bán trao đổi nông sản, ai cũng vỡ...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo