Sinh viên Bách Khoa HN tố phải ăn cơm thừa canh cặn, trường ĐH lên tiếng xin lỗi
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
MXH xôn xao về câu chuyện " ly trà tắc 37k dành cho người nghèo". Theo đó, một người dùng đăng tải hình ảnh menu của một quán cà phê lên mạng xã hội Threads, đáng chú ý trong đó là món "Ôlong nhài quất" với giá 37k.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, khi bên trong menu viết kèm theo dòng mô tả 'khó ở' khá đặc biệt: "Chúng tớ biết không phải ai cũng dư giả, hay đôi lúc chỉ vì bạn gọi cậu qua đây để tâm sự, thì dù gì đi chăng nữa chúng tớ cũng làm nghề dịch vụ và không có gì là free. Hãy gọi khi tài chính hạn hẹp, hãy gọi khi chỉ cần lấy chỗ ngồi. Chúng tớ không bao giờ đán.h giá, hay nói đúng hơn là dù ở bất kỳ bối cảnh nào. ĐÁN.H GIÁ BẤT CỨ AI LÀ KHÔNG TỐT".
Mặc dù được coi là một cách thể hiện sự thấu hiểu, nhưng nội dung này nhanh chóng gây ra phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng. Một số người bức xúc cho rằng cách viết menu của quán này thể hiện sự thiếu tinh tế và có phần "kém duyên". Một ly trà tắc 37k được khuyến khích gọi khi "tài chính eo hẹp" khiến nhiều người cảm thấy bị đán.h giá thậm chí điều đó được coi như một sự xúc phạm đối với KH..
Dưới phần bình luận của bài đăng hầu hết đều cho rằng với những ai thích uống trà tắc sau khi đọc menu của quán chắc hẳn sẽ chẳng ai dám gọi món nước này vì sợ bị xếp vào loại người tài chính eo hẹp. "Gọi món này xong chắc nhân viên quán nhìn mình như kẻ nghèo, không có tiề.n vậy".
Bên cạnh đó nhiều người cho rằng giá một ly trà tắc 37k là quá đắt và những người chấp nhận bỏ ra số tiề.n đó để đi uống cà phê thì không thể gọi là có tài chính eo hẹp được. Hơn nữa các món nước khác trong menu có giá chỉ cao hơn 3k, khoảng 40k, nhưng không hề đi kèm với những lời nhắc nhở như món trà tắc này. Điều này khiến nhiều người cảm thấy ly trà tắc 37k đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo chỉ vì một khoảng cách giá cả cực nhỏ.
Ngoài những ý kiến chỉ trích, một số người cũng nhận xét rằng quán cà phê có thể đang cố gắng tìm cách quản lý lượng khách đến quán chỉ để ngồi nói chuyện mà không sử dụng bất cứ đồ uống nào của quán. Hiện trạng này không hiếm, đặc biệt ở các quán cà phê đông đúc tại thành phố lớn, thường xuyên có các khách hàng đến quán chỉ để gặp gỡ bạn bè mà không có nhu cầu gọi nước.
Một vài ý kiến nhận xét rằng cách làm của quán có mục đích tốt, chỉ là lời lẽ hơi dễ gây "hiểu lầm" nên dễ khiến các khách hàng bị "tổn thương" mà thôi. Nhiều người đưa ra giải pháp rằng thay vì ghi thông tin lên menu như vậy, quán có thể đưa ra những quy định phụ phí hợp lý để tránh việc lãng phí bàn ghế mà không cần phải "gợi ý" khách hàng bằng cách mô tả kém tế nhị như trên. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, có thể mọi người hơi "nhạy cảm" quá chứ quán không có ý như vậy.
Dù không phải vấn đề quá mới, thế nhưng chuyện các vị khách đến quán cà phê và ngồi quá lâu (6-8 tiếng) vẫn là câu chuyện được nhiều người bàn luận. Rất nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra, người thì cho rằng đó là chuyện bình thường vì các quán cà phê không hề quy định thời gian ngồi của khách, còn các vị khách này thì có gọi đồ nên chẳng có gì sai. Thế nhưng cũng có người cho rằng đó là chuyện "tế nhị", thậm chí nhiều vị khách ngồi quá lâu còn bị b.àn tán, đán.h giá. Vậy thì, ở góc nhìn của các vị khách, câu chuyện này nên giải quyết thế nào?
Ngày nay, bên cạnh thưởng thức một ly đồ uống, thì việc các vị khách hàng đến quán cà phê còn nhằm các mục đích như gặp gỡ bạn bè, có người thì chọn địa điểm này để học tập hoặc làm việc, hay đơn giản chỉ là tìm một góc quán để "chill", để tìm cảm hứng.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như không xảy ra các tình huống một số vị khách quá mải mê, đắm chìm trong việc riêng của mình mà ngồi miên man ở quán cà phê tận 5-6, thậm chí là 7-8 giờ đồng hồ. Không ít bạn trẻ cho biết rằng, mình cũng có những lúc ngồi khá lâu ở quán cà phê. Như Tâm P. (nhân viên marketing tại TP.HCM) từng ngồi tận 6 tiếng ở quán, hay Di Ng (marketing tại một local brand tại TP.HCM) khá thường xuyên ngồi làm việc tại quán cà phê nên có những lần ngồi cả... nửa ngày.
Xét về mặt quy định, chuyện này chẳng có gì sai, nhưng nó lại là một tình huống rất khó nói.
Nói gì thì nói, không ít trường hợp khách ngồi lâu tại quán cà phê cũng từng trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Có thể thấy, không xét đến vị trí chủ quán hay nhân viên quán, các trường hợp ngồi lâu tại quán đã khá nhiều lần bị đán.h giá bởi người xung quanh, mà dễ thấy nhất chính là các vị khách vào sau mà hết chỗ.
Thật ra, bị "đán.h giá" trong trường hợp này chẳng hề dễ chịu gì. Thế nên, điều quan trọng hơn chính là giải pháp cho vấn đề này, để cả đôi bên (bên chủ quán và bên khách) đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Bà Phương Hằng dính rắc rối với nhạc sĩ bolero đã mất, danh ca Chế Linh "bó tay" Keng21:35:51 08/10/2024Vừa qua, trong buổi giao lưu tại Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đã thể hiện bài hát T30 và tôi và Mưa An Phước do bà chế tác phần lời trên nền nhạc bài hát Đoạn buồn đêm mưa của tác giả Tú Nhi (danh ca Chế Linh) và Vinh Sử.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo