Người phụ nữ 60 tuổi liều mình sinh con, mong tuổi già có người bầu bạn, em bé chào đời gây chú ý
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thống nhất gói phá thai 2 triệu đồng nhưng trên giường bệnh phòng khám này yêu cầu người bệnh ký gói 29 triệu đồng mới làm tiếp, phòng khám này còn đưa ra uy hiếp nếu thai phụ không chấp thuận.
Sáng 21/9, Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm một phòng khám có dấu hiệu giữ người bệnh để "vẽ bệnh, moi tiền".
Trước đó vào tối 19/9, Thanh tra Sở Y tế TPHCM nhận được điện thoại kêu cứu, cho biết có người thân là chị H.O. (37 tuổi) đang bị giữ tại cơ sở có tên " Phòng khám Y học Sài Gòn", địa chỉ số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5.
Ngay sau khi nhận thông tin, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với Phòng Y tế quận 5 cùng các cơ quan chức năng phường 2, quận 5 tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám trên.
Thời điểm kiểm tra, Thanh tra Sở ghi nhận, tên đầy đủ của phòng khám trên là " Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn". Tại tầng 1 khu vực chờ của cơ sở, có người bệnh tên là H.O. và 2 người bệnh khác. Cả 3 trường hợp này đều đã thực hiện kỹ thuật chấm dứt thai kỳ.
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm kiểm tra đột xuất, không có bác sĩ phụ sản nào có mặt tại phòng khám. Đồng thời, phòng khám cũng không cung cấp được hồ sơ khám, chữa bệnh và hóa đơn thu phí người bệnh.
Tiếp xúc với cơ quan chức năng, chị H.O. nói trước đó đã đến cơ sở nêu trên để khám phụ khoa. Tại đây, nhân viên phòng khám t.ư v.ấn chi phí chấm dứt thai kỳ là gói 2 triệu đồng và làm không đau.
"Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ thuật chấm dứt thai kỳ, phòng khám này yêu cầu người bệnh ký gói 29 triệu đồng mới làm tiếp, nếu không sẽ làm c.hảy m.áu nhiều và rất đau, gây áp lực yêu cầu chuyển khoản ngay trên giường bệnh", Sở Y tế TPHCM thông tin.
Do bệnh nhân chỉ chuyển khoản được 9 triệu đồng nên bị giữ lại tại phòng khám, bắt phải trả đủ tiền.
Ngay sau khi ghi nhận thông tin, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã hướng dẫn chuyển các bệnh nhân đến Bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mệnh cho người bệnh.
Thanh tra Sở Y tế xác định, người đại diện pháp luật của cơ sở trên là ông Sín Sùi Sắng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa trực thuộc công ty là ông Liêu Thanh Hoàng và phụ trách chuyên khoa phụ sản là bà Đỗ Thị Lâm Oanh.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng ghi nhận phòng khám có dấu hiệu giữ người bệnh, "vẽ bệnh, moi tiền" đúng như thông tin được phản ánh. Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã lập biên bản, tạm đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở, đồng thời tiếp tục làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm.
Cũng theo Sở Y tế TPHCM, căn cứ vào quy định hiện hành, các hành vi vi phạm hành chính của Phòng khám Y học Sài Gòn sẽ có mức phạt tiền tối đa là 120 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng.
Về trách nhiệm hình sự, Điều 315 Bộ luật Hình sự cũng ghi rõ, người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt t.ù t.ừ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm thiệt hại về người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt t.ù t.ừ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm thiệt hại từ 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị p.hạt t.ù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm thiệt hại từ 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cháu bé mất do ngộ độc bánh mì: người thân khóc nghẹn, tiết lộ dự định dang dở Bút Màu11:33:50 04/06/2024Chia sẻ với báo chí, người cha đau đớn, vẫn không thể tin con trai đã ra đi mãi mãi sau 1 tháng điều trị tích cực vì ngộ độc sau khi ăn bánh mì thịt. Người thân tiết lộ cháu bé rất dễ thương, hồn nhiên, sắp vào lớp 1.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo