Phò mã phải "sống thử" với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao?

Hoa Tuyết15:39 25/01/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Những tưởng được làm phò mã sẽ hưởng vinh hoa phú quý, người người kính trọng nhưng ai mà ngờ, phía sau cái danh chồng của công chúa kia lại là câu chuyện không hề đơn giản.

Khi nhắc đến phò mã, hầu như ai cũng biết người này chính là vị hôn phu của công chúa, con rể của hoàng đế. Nhưng ít người biết rằng ban đầu, phò mã không phải là cách gọi của chồng công chúa, mà là tên một chức quan - phò mã đô úy.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 1

Theo sử liệu, chức quan phò mã đô úy xuất hiện vào thời nhà Tần, chịu trách nhiệm về chuyện đi lại của vua. Dễ hiểu hơn thì đây chính là nghề phu xe ở hiện tại, chức vị không hề cao chút nào cả.

Cho đến nước Ngụy thời Tam Quốc, Hà Yến (cháu Đại tướng quân Hà Tiến cuối thời Đông Hán, con nuôi Tào Tháo) lấy một công chúa làm vợ, chức vị của ông lúc bấy giờ là phò mã đô úy.

Vương Tế của nhà Tấn cũng trở thành con rể của hoàng đế, trước đó ông cũng giữ chức vụ này. Do đó về sau, dân chúng gọi người đàn ông kết hôn với công chúa lá ngọc cành vàng là phò mã đô úy.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 2

Vào thời Liêu và Kim, người ta cũng dùng cách gọi tương tự. Cho đến thời nhà Thanh, phò mã được đổi thành "ngạch phò", địa vị dần được cải thiện. Song một điều không thể thay đổi, đó là tiêu chí chọn người trở thành phò mã cực kỳ khó, không phải ai cũng được.

Thời Đường, việc lựa chọn phò mã thường đến từ danh gia vọng tộc đặc biệt là những gia tộc có chiến công hiển hách và sự đóng góp to lớn cho triều đình. Bởi lẽ, để môn đăng hộ đối, người cưới công chúa phải xuất thân giàu sang, có chức tước và địa vị cao trong xã hội.

Thế nhưng ở thời nhà Tống, tiêu chí chọn phò mã hoàn toàn ngược lại. Vì thời này đề cao văn học hơn võ thuật và hoàng đế thích chọn một phò mã cho công chúa trong số các tiến sĩ được công nhận hàng năm.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 3

Đến nhà Minh, cuộc hôn nhân của các công chúa dần có xu hướng "thường dân hóa", bởi họ ghét những hệ quả xấu khi người không thuộc hoàng thân quốc thích can thiệp vào triều đình.

Vì lẽ đó, Chu Nguyên Chương đã đặt ra quy tắc "công chúa không được phép kết hôn với gia đình quan chức" để ngăn chặn quyền lực hoàng gia của mình bị đe dọa.

Mặc dù quy tắc như vậy đã được đặt ra, nhưng dù sao công chúa vẫn là con gái của người đứng đầu cả một nước, nên khi hoàng gia chọn phò mã đương nhiên phải xuất chúng nổi bật, hội tụ cả ngoại hình lẫn tài năng.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 4

Song thực tế lại tàn khốc hơn nhiều người nghĩ, công chúa quanh năm sống trong cung, nếu muốn chọn chồng thì chỉ có thể để hạ nhân thực hiện. Kết quả là, trong triều đại nhà Minh, có rất nhiều con gái của hoàng đế bị lừa hôn, trong đó nổi tiếng nhất là sự kiện công chúa Vĩnh Ninh lấy chồng.

Cụ thể, vào những năm Vạn Lịch nhà Minh, Minh Thần Tông đã từng giao cho thái giám Phùng Bảo trách nhiệm tuyển chọn phò mã cho Vĩnh Ninh. Tuy nhiên, sau khi nhận một số t.iền hối lộ khổng lồ, thái giám Phùng Bảo đã chọn Lương Bang Thụy làm phò mã.

Phò mã họ Lương dù có gia thế tốt, nhưng trong người có bệnh lao trầm trọng. Không rõ tên thái giám kia đã làm cách nào mà chàng trai này đã vượt qua các vòng kiểm tra khắt khe về sức khỏe.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 5

Sau đó, khi về nhà chồng và biết bệnh tình của đối phương, Vĩnh Ninh Công chúa đã rất sốc. Chỉ 2 tháng sau hôn lễ, phò mã qua đời, khi ấy cô vẫn là 1 trinh nữ. Thậm chí, công chúa còn bị người đời cho rằng có số khắc chồng, khiến bản thân rơi vào trầm cảm, u uất.

Cuộc hôn nhân bất hạnh mà cô công chúa của triều đại nhà Minh trải qua đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử của triều đại nhà Thanh. Từ đó mới có sự thay đổi lớn về việc chọn lựa phò mã.

Theo đó, nhà Thanh đã xem xét kỹ lưỡng và cải cách chế độ hôn nhân để tránh những bi kịch tương tự xảy ra lần nữa. Và rồi, chế độ thử hôn đã ra đời. Chế độ này áp dụng cho đối tượng kết hôn của công chúa.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 6

Có thể hiểu đơn giản là, người đàn ông sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân thử nghiệm với một phụ nữ khác, để triều đình đ.ánh giá có xứng đáng để làm chồng công chúa cành vàng lá ngọc hay không. Và người nữ được chọn sẽ có danh xưng là " cách cách thử hôn".

"Cách cách thử hôn" với phò mã tương lai không phải người ngoài cung hay con gái vị quan nào cả, mà được hoàng hậu lựa chọn trong số các cung nữ. Yêu cầu đầu tiên là cơ thể lành lặn. Tiếp theo, ngoại hình từ trung bình đến thấp, đặc biệt không được đẹp hơn công chúa.

Người này sẽ sống thử cùng phò mã 1 tháng, đồng thời quan sát xem anh ta có tật xấu nào không và ghi chép lại. Quan trọng hơn, còn phải kiểm tra xem phò mã có sức khỏe tốt hay không, liệu có thể khiến công chúa mang thai không?

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 7

Đến ngày cuối của tháng, "cách cách thử hôn" cần trình bày tất cả ghi chép của mình trong tháng cho hoàng hậu, để bà đ.ánh giá phò mã có đủ điều kiện để kết hôn với con gái mình hay chưa.

Vốn là những người được hoàng tộc phái đi nên có thể nói những cô gái này nắm trong tay quyền "sinh sát" hôn nhân của công chúa. Nếu cô thông báo kết quả tốt thì hoàng đế mới để công chúa hạ giá. Nhưng nếu kết quả là ngược lại thì hôn sự đó sẽ bị hủy bỏ.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 8

Dẫu vậy, cung nữ được chọn "sống thử" với phò mã thay chủ tử của mình thường khó tránh khỏi việc cuộc đời sau này gặp vô số bi kịch. Chẳng hạn, nếu công chúa cảm thấy mình và phò mã không hợp thì "cách cách thử hôn" sẽ bị coi như "vật hy sinh" thay cho chủ tử chịu đựng những đau khổ.

Hơn nữa, trong vòng 1 tháng chung sống với phò mã, cô gái này đã mất đi trinh tiết, nhưng cuối cùng chỉ là công cụ trong cuộc thử nghiệm. Thậm chí, cho dù nảy sinh tình cảm với đối phương đi nữa, cũng không được phép thổ lộ vì bản thân không được phép. Nếu làm trái với nguyên tắc, cô có thể bị xử tội.

Phò mã phải sống thử với người xấu hơn công chúa trước khi thành hôn, vì sao? - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Tại sao các cung nữ nhà Thanh không được phép ăn cá?

Tin tài trợ
Là người hầu hạ hoàng đế và các phi tần Trung Quốc thời phong kiến, cung nữ phải tuân theo rất nhiều quy định nghiêm ngặt, trong đó có việc tuyệt đối không dám ăn món cá.

Phò mã nhà Thanh phải làm chuyện "vợ chồng" trước với cung nữ thân cận của công chúa, vì sao?

Keng18:04:31 30/09/2023
Để làm phò mã, các thanh niên tài tuấn phải vứt bỏ tự trọng, dẫm lên tự tôn của mình, sống cuộc sống nhìn mặt người khác, rất khổ sở. Đặc biệt, các phò mã phải được kiểm tra khả năng trong chuyện giường chiếumới tiến tới hôn nhân.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Không chợ, được lo ăn mặc đầy đủ, bị cấm rời khỏi cung, các phi tần tiêu t.iền hàng tháng ở đâu?

Keng17:01:16 17/09/2023
Có khi cả năm không được ra khỏi cung, trong cung lại không có hàng quán, không ít người tò mò t.iền thưởng sẽ được phi tần sử dụng vào việc gì. Biết được điều này, ai cũng bất ngờ.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái Hậu ép cung nữ ngậm nước trong miệng khi bà đi vệ sinh, sở thích kỳ dị hay có lý do khác?

Minh Lợi18:29:25 09/09/2023
Đi vệ sinh là một điều tương đối riêng tư trong mắt mọi người nhưng riêng Từ Hi Thái hậu lại đem theo cả cung nữ bên cạnh. Không những thế vị Thái hậu này còn yêu cầu cung nữ ngậm nước trong miệng với mục đích vô cùng bất ngờ.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Công việc "rửa lỗ rồng" cho hoàng đế là gì? Vì sao các cung nữ tranh nhau để được làm?

Tin tài trợ
Rửa lỗ rồng là việc đầu tiên mà các hoàng đế làm sau khi thức dậy. Vậy đây là công việc gì mà khiến các trung nữ phải dùng mọi thủ đoạn để được làm?

Tìm thấy cái chén kỳ lạ 'xuyên không' trong mộ cổ 1.000 năm

Tin tài trợ
Cái chén trong mộ cổ hơn 1.000 năm được chế tác giống hệt thời hiện đại khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ. Bí mật đằng sau là gì?

Vì sao công chúa thời xưa kết hôn lại không sinh con?

Tin tài trợ
Công chúa là người có địa vị cao quý trong hoàng cung. Tuy nhiên sau khi cưới chồng, hầu như công chúa đều không thể sinh được con. Nguyên nhân khiến nhiều người khó hiểu.

Đàn bà nhiều phúc khí, giàu có thường sở hữu đủ 3 điều này, bạn được mấy?

Tin tài trợ
Đặc biệt, do là người thông minh lại biết cư xử đúng mực nên những người này thường được nhiều người yêu mến trọng dụng tin tưởng. Bởi vậy, khi họ làm gì cũng được rất nhiều ủng hộ dễ dàng thành công trong cuộc sống.

Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời

Tin tài trợ
Cứ tưởng cuộc đời của các cung nữ sau khi xuất cung sẽ bước sang trang mới tốt đẹp, nhưng thật ra họ đáng thương hơn nhiều.

Cuộc đời khổ cực và cô độc của cung nữ Trung Quốc: Ngủ không được ngửa mặt, xuất cung cũng không lấy được chồng

Tin tài trợ
Cung nữ đã vào cung thường không có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường, ngày ngày phải chịu đựng những nội quy hà khắc.
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcdịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarchưa biết