Rơi máy bay ở Quảng Nam: Phi công lái Su-22 kể giây phút thoát khỏi "cửa tử"
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nhạc sĩ Phó Đức Phương tuy đã ra đi nhưng để lại cả một gia tài âm nhạc khiến khán giả thương tiếc. Bên cạnh đó, cuộc đời "kỳ lạ" của ông cũng là điều khiến nhiều khán giả nhớ đến.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh ngày 23/7/1944, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. Tốt nghiệp Đại học Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội. Ông đã công tác ở Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa - Thông tin, Đoàn Ca Múa Nhạc Thái Bình, Vụ Âm nhạc và Múa (Bộ Văn Hóa), Đoàn Ca Múa Nhạc Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III (1983-1989) và khóa VII (2005-2010), Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam VCPMC (2002-2018), Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông mất ngày 19/9/2020 (mồng 3 tháng 8 âm lịch).
Phó Đức Phương là nhạc sĩ luôn tìm tòi, khai thác những tinh hoa trong âm nhạc dân gian của từng vùng, miền để đưa vào tác phẩm. Ông viết nhiều ca khúc đặc sắc, sử dụng ngôn ngữ âm nhạc có màu sắc dân tộc đậm nét như: Những cô gái Quan họ, Tình ca trên những công trình mới, Nha Trang thu...
Nhạc sĩ Phó Đức Phương là cháu của Chí sỹ Phó Đức Chính (1907 - 1930) - nhà cách mạng Việt Nam, sáng lập viên, một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cánh tay phải của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Khi bị bắt và kết án t.ử h.ình, Phó Đức Chính từ chối xin chống án với câu nói đầy khí phách anh hùng: "Đại sự không thành! Chết là vinh! Còn chống án làm chi vô ích!". Phó Đức Chính hiên ngang bước lên máy chém đã yêu cầu được nằm ngửa để xem lưỡi dao tử thần sẽ rơi xuống như thế nào.
Phó Đức Phương được nuôi dưỡng trong dòng tộc họ Phó đại cách mạng vẻ vang đó. Ông đã có những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và lớn lên trong những năm đầu của cách mạng tháng 8. Năm 18 tuổi Phó Đức Phương đã thi đỗ vào khoa toán Trường đại học Sư phạm, đó là sự trưởng thành cực kỳ suôn sẻ của một thanh niên Hà Nội.
Ông nộp đơn xin thôi học và phải đến năm thứ 3 ông mới đạt được nguyện vọng. Từ bỏ con đường làm một giáo viên, Phó Đức Phương xin lên Nông trường Cửu Long một năm làm công nhân (thực ra là đi vòng để không bị sai phạm chuyển trường nọ sang trường kia).
Một năm lao động vất vả, cực nhọc nhưng mang lại cho ông nhiều trải nghiệm quý giá của cuộc sống, được sống hồn nhiên giữa thiên nhiên và những người lao động. Ông vẫn cảm ơn những ngày tháng vất vả đó đã cho ông vốn sống và những góc nhìn cuộc đời gần gũi, ấm áp hơn, hồn nhiên hơn.
Sau một năm quăng quật với cuộc sống, ông thi vào Nhạc viện Hà Nội, theo đuổi giấc mơ âm nhạc mà ông ấp ủ. Có lẽ vì mọi thứ không thuận lợi ngay từ đầu và cuộc đời ông gặp nhiều gập ghềnh nên âm nhạc của Phó Đức Phương cũng dữ dội và đầy lớp lang.
Phó Đức Phương từ chối mọi công việc gián tiếp, "cậu công tử thành phố" quyết dấn thân vào lao động trực tiếp. Cuộc đổi đời này có lẽ là cái giá vô giá không dễ mấy ai đánh đổi. Mang thêm trong mình một phần đời một nông trường viên, giữa năm 1966, Phương trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, trường sơ tán lên Hà Bắc. Bài "Những cô gái quan họ" ra đời trong thời kỳ Phương chờ đợi bước vào những giờ học đầu tiên.
Đam mê văn học, hội họa và thơ ca, lịch sử, với những thành công qua hai mươi năm làm việc, Phó Đức Phương thực sự là một trong không nhiều những "con chim đầu đàn" của một thế hệ nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng thời trước.
Năm 1967, giữa kỳ chống Mỹ ác liệt. Những bài hát hồi ấy chủ yếu vang lên ảnh hưởng anh hùng ca tới mức chói gắt. Tự nhiên giữa không khí như vậy, xuất hiện bài "Những cô gái quan họ" của Phó Đức Phương thấm đẫm một âm hưởng trữ tình của đồng bằng Bắc Bộ. Bài hát hệt như một dòng suối mát lành chảy qua một khu đồi trơ đá sỏi, hệt như một luồng gió mát rượi lùa qua một trưa hè nóng bức.
Khán giả yêu thích các tác phẩm của ông thuộc mọi thế hệ, lứa tuổi, mọi tầng lớp, vì chúng không chỉ mang giai điệu đẹp, lời ca hay mà còn những ý nghĩa gắn liền với thời cuộc của đất nước, của cuộc sống người dân Việt Nam.
Ngoài ca khúc, nhạc sĩ Phó Đức Phương có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực âm nhạc cho điện ảnh. Ông viết nhạc cho hàng chục bộ phim: Đứa con nuôi, những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố,...; âm nhạc cho sân khấu: Nguồn sáng trong đời - kịch nói; Vách đá nóng bỏng - ca kịch Bài Chòi Bình Định, Quảng Nam, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nghêu sò ốc hến, Thầy khóa làng tôi, Rừng trúc...
Nhạc sĩ Phó Đức Phương là một người khá kín tiếng trong chuyện riêng tư. Trong cuộc đời của mình ông cực kì hạn chế nhắc đến Lan Anh (vợ cố nhạc sĩ Phó Đức Phương) trên mặt báo. Không phải vì ông không yêu vợ, hoàn toàn ngược lại ấy chứ, đó là người phụ nữ duy nhất ông gắn bó đến hết cuộc đời, mà là vì ông không muốn người ta chú ý quá nhiều đến cuộc sống riêng tư của mình. Ông muốn đặt sự quan tâm đó của khán giả lên các hoạt động âm nhạc và sáng tác của mình.
Bởi thế, trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi ông có tác phẩm nào viết dành cho một người đàn bà đã đi qua trong cuộc đời không, ông cho biết chưa từng viết riêng về một ai cả.
Tất nhiên ông cũng thú nhận có viết tình ca, hai ca khúc rất nổi tiếng là Chảy đi sông ơi hay Trên đỉnh phù vân đều là những bài hát được Phó Đức Phương viết khi thất tình.
Năm 2001, ông được tặng Gi.ải th.ưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ, Nha Trang thu, Trên đỉnh Phù Vân cùng nhiều huân chương, huy chương khác.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi vào một ngày mưa sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Những người bạn nghề của ông hẳn không thể nào quên hình ảnh vị nhạc sĩ tóc bạc, đôi mắt sáng quắc, dù nằm trên giường bệnh giọng nói vẫn sang sảng.
Quảng Nam: tảng đá vô tri bất ngờ 'nở hoa', chuyên gia phán 1 câu xịt keo? Lan Chi17:52:44 13/11/2024Một tảng đá trên sông ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam bất ngờ chuyển màu đỏ rực, người dân ví như đá nở hoa khiến nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem. Hiện tượng kỳ lạ này khiến nhiều người tò mò, kéo đến chiêm ngưỡng, ví von rằng tảng đá như nở...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo