Phim Quân Đội Vương Bài của Tiêu Chiến bị netizen Việt tẩy chay dữ dội

Hà Hà20:50 30/09/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Sau hàng loạt lùm xùm "tranh phiên" đến từ hai nam chính Tiêu ChiếnHoàng Cảnh Du, giờ đây Quân Đội Vương Bài chính thức đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ, kiên quyết của khán giả tại thị trường Việt Nam.

Phim Quân Đội Vương Bài của Tiêu Chiến bị netizen Việt tẩy chay dữ dội - Hình 1

Theo thông tin giới thiệu từ Baidu, bộ phim có mốc thời gian 1983, các nhân vật tham gia chiến đấu và rà phá bom mìn tại Quảng Tây - một tỉnh giáp biên giới với Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam. Đối chiếu với lịch sử, không ít khán giả Việt lên tiếng cho rằng bộ phim có những chi tiết có liên quan đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1979. Trong trailer phim có các phân cảnh quân đội Trung Quốc giáp lá cà và đ.ánh với đối phương là những người "ngụy trang trong lớp lá cây, cỏ", "dùng s.úng tiểu liên AK". Không chỉ vậy, trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trong bộ phim này trùng khớp với quân phục giai đoạn họ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979.

Nhiều khung cảnh xuất hiện trong trailer, quân đội Trung Quốc b.ắn pháo binh. Pháo binh cũng là lực lượng được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến ở Vị Xuyên (Hà Giang), chiến địa được những người lính Việt Nam vệ quốc hơn 30 năm trước gọi là "lò vôi thế kỷ" với hơn 2.000 h.ài c.ốt liệt sĩ nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt - Trung.

Trên Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc), một tài khoản lan truyền những thông tin lịch sử sai sự thật được lồng vào phim Vương Bài: "Phim Vương Bài lấy bối cảnh phim là những năm 1980, khi lực lượng quân sự của Việt Nam mạnh lên không ngừng, họ cũng bắt đầu có ý nghĩ xấu đối với lãnh thổ của Trung Quốc và phát động một loạt cuộc quấy rối và xâm phạm biên giới của Trung Quốc...".

Trước những thông tin đó, khán giả Việt đồng loạt lên tiếng phản đối, kêu gọi tẩy chay bộ phim này. Tài khoản Lê Minh cho biết: "Ủng hộ, chia sẻ và quảng cáo cho phim Vương Bài của Trung Quốc đều là sự xúc phạm to lớn đến lịch sử nước nhà, quay lưng lại với sự hy sinh của cha ông. Không biết bộ phim có được phát hành hay chiếu trên nền tảng nào của Việt Nam hay không, nếu có, tôi kêu gọi tẩy chay phim này".

Một số khán giả khác bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội: "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có hơn 1.700 liệt sĩ đang yên nghỉ, trong đó vẫn có gần 300 ngôi mộ "chưa biết tên" và một ngôi mộ tập thể của các chiến sĩ hy sinh tại hang Sập.

Nỗi đau từ chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn còn đó, vậy mà họ dám đổi trắng thay đen, xuyên tạc lịch sử để xuất hiện trên phim như một anh hùng. Thật không thể tưởng tượng được!".

"Trung Quốc lồng ghép vào phim để xuyên tạc lịch sử, để gọi cuộc chiến biên giới 1979 là phản công tự vệ do chính bên đó khơi mào lên. Nếu giới trẻ không nắm vững lịch sử sẽ có những quan điểm sai lệch khi xem phim này. Chúng ta phải lên tiếng tẩy chay".

"Với tư cách là người Việt Nam, là con người lính Cụ Hồ, tôi tự hào về các thế hệ cha ông tôi một cách mãnh liệt nhất. Tôi tẩy chay toàn bộ phim Trung Quốc có mùi bôi nhọ lịch sử dân tộc".

Cách đây không lâu, bộ phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp), phần hậu truyện của phim cổ trang Châu sinh như cố do hai diễn viên chính là Bạch Lộc và Nhậm Gia Luân thủ vai cũng dấy lên làn sóng tẩy chay khi trong một cảnh phim bị nghi sử dụng hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ở tập 13 phút thứ 13:40 - 13:47, nhân vật Thời Nghi (Bạch Lộc đóng) đi máy bay sang Đức, cô cầm xem hình bản đồ nhưng nhiều khán giả đã tinh ý phát hiện đường lưỡi bò dù chỉ lên hình có vài giây. Hơn thế, bộ phim còn được chiếu trên nền tảng iQiyi Việt Nam.

Phim Quân Đội Vương Bài của Tiêu Chiến bị netizen Việt tẩy chay dữ dội - Hình 2

Phim Quân Đội Vương Bài của Tiêu Chiến bị netizen Việt tẩy chay dữ dội - Hình 3

Sự việc ngay sau đó đã được các fanpage phim ảnh Hoa ngữ và cư dân mạng lên án. Về phía iQiyi, đơn vị phát hành này đã âm thầm cắt bỏ đoạn gây tranh cãi mà không hề có bất cứ thông báo nào với khán giả. Sau sự việc, rất nhiều các fanpage tại Việt Nam đã quyết định không đăng bài tuyên truyền hay PR bất cứ thông tin liên quan về bộ phim.

Trên fanpage iQiyi Việt Nam cùng nhiều diễn đàn lớn nhỏ về phim Hoa ngữ, cư dân mạng phẫn nộ để lại bình luận, quyết liệt "quay lưng" với phim. Netizen bình luận: "Phim có hay thế nào thì cũng tạm biệt thôi. Các bạn đừng có mù quáng quá", "Để ý mấy phim hiện đại của Trung Quốc dạo gần đây bộ nào cũng phải chèn đường lưỡi bò vào cho bằng được. Đó là lý do lâu lắm rồi tôi không xem phim Trung nữa dù rất mê", "Thiếu gì phim hay mà xem đâu trời. Nguyên cái lưỡi bò chình ình trong phim thì sao mà tôi coi nổi được chứ", "Phim chiếu ở Trung Quốc không nói. Nhưng nếu đã chiếu tại Việt Nam mình có đủ điều kiện để ngưng tiếp nhận văn hoá phẩm chứa thông tin sai lệch về chủ quyền. Làm ngơ hoặc cố chấp xem chính là tiếp tay cho mặt trận văn hoá nghệ thuật xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đó"...

Cách đây không lâu, bộ phim Em là niềm kiêu hãnh của anh do Trung Quốc sản xuất, phát sóng trên WeTV Việt Nam bị phát hiện có xuất hiện hình ảnh đường lưỡi bò, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, rất nhiều bộ phim Trung Quốc Quốc cài cắm bản đồ đường lưỡi bò, có thể kể tới như Em là thành trì doanh lũy của anh, Gửi thời thanh xuân ấm áp của anh, Lấy danh nghĩa người nhà, Everest - Người tuyết bé nhỏ... Năm 2019, phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ đã bị rút khỏi rạp chiếu ngay trước ngày công chiếu vì có hình ảnh đường chín đoạn.

Phim Quân Đội Vương Bài của Tiêu Chiến bị netizen Việt tẩy chay dữ dội - Hình 4

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

Tin tài trợ
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.

Việt Nam yêu cầu các hãng thời trang tôn trọng chủ quyền

Tin tài trợ
Việt Nam phản đối mọi hình thức tuyên truyền sai sự thật lịch sử ở Biển Đông, khi nói về việc các hãng thời trang dùng bản đồ có đường lưỡi bò.

Philippines muốn Trung Quốc đền thiệt hại trên Biển Đông

Tin tài trợ
Philippines đang đ.ánh giá thiệt hại nguồn lợi thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế nước này do Trung Quốc gây ra để yêu cầu đền bù.
phanh nèforever babymonsterhùng diduhằng du mụcnhóm babymonster# babymonsterminh đạthoa hậu siêu quốc gianhóm nhạc kpopmiduchưa biết