Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa 'bay sạch' 27 tỷ đô sau 1 đêm, bị 'đá' khỏi top 2 người giàu nhất Châu Á
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Từng lập nghiệp thành công tại đất nước Ukraine, năm 2016, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đưa ra lời khuyên chính xác khi tập đoàn viễn thông Viettel muốn mở rộng tại đây.
Xung đột giữa Nga và Ukraine đang là chủ đề nóng được toàn thế giới quan tâm. Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ để lại nhiều hậu quả trầm trọng về kinh tế lẫn con người nếu cuộc nổ súng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt từ là khi vào ngày 24/2, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, phía đông Ukraine và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí lại càng khiến cho căng thẳng ngày càng leo thang tại Ukraine.
Mới đây, trên các diễn đàn xã hội của Việt Nam. Netizen bất ngờ chia sẻ lại phát ngôn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại một buổi tọa đàm cách đây 6 năm. Cư dân mạng bày tỏ thán phục khi tầm nhìn chiến lược lẫn phân tích chính trị của vị đại gia này đã hoàn toàn chính xác. Theo đó, khi đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa ra câu hỏi. Liệu có nên đầu tư ít nhất hàng tỷ đô để khai thác mạng viễn thông tại Ukraine hay không, ngay lập tức, ông Phạm Nhật Vượng đã đưa ra những lập luận chặt chẽ như sau.
"Nếu mà để nói thực lòng thì tôi nghĩ là ta không nên đầu tư vào Ukraina bởi vì mấy điểm:
- Thứ nhất là, họ đang dây vào một trạng thái mà không biết bao giờ mới rút ra được, trừ khi là bây giờ họ ngả theo Nga chứ mà nếu cứ ngả theo EU thì Nga sẽ không bao giờ để cho họ yên. Nhưng nếu như mà ngả hẳn sang Nga thì lại phải đợi đến đời khác.Tóm lại làm tình trạng Ukraine bây giờ là rất phức tạp
- Thứ hai nữa là bởi vì Ukraine gần Nga mà nói tiếng Nga, đâm ra các doanh nghiệp của Nga nó sẽ có lợi thế hơn so với mình, thì mình đánh nhau với nó là mệt mà mình lại không hiểu rõ thung thổ, của cái địa bàn đấy bằng Nga thì mình đối đầu với bọn đấy là mình bất lợi."
Phía dưới đoạn clip, nhiều tài khoản cho rằng đây là nước cờ tỉnh táo của tập đoàn Viettel vì để xây dựng, phát triển ở thị trường quốc tế không phải một sớm một chiều. Nếu như rơi vào xung đột chính trị như hiện tại thì nguy cơ tổn hại là điều không thể tránh khỏi. Cho tới ngày hôm nay, khi tình hình chiến sự tại Ukraine xảy ra, người ta mới hiểu 1 phần nào lý do ngày xưa ông quyết tâm trở về quê nhà cũng như những chia sẻ của ông về tình hình của Ukraine hiện nay là hoàn toàn chính xác.
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Phạm Nhật Vượng có tuổi thơ không được như các bạn đồng trang lứa khi được sinh ra vào đúng thời bao cấp khó khăn, lại sống trong gia đình đông anh em, cha là bộ đội. Cuộc sống nghèo khó khiến mẹ ông phải bán thêm quán nước chè để có thêm tiền trang trải và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã giành được một suất học bổng du học. Năm 1987, ông được chọn đi du học tại Matxcơva. Tại đây, ông học về chuyên ngành kinh tế và địa chất. Năm 1993, ông tốt nghiệp Học viện địa chất Matxcơva.
Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990. Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long.
Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay bạn bè 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam với lãi suất 8\%/tháng và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu với lãi suất 12\% để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup, ...
Sự xuất hiện của mỳ "Mivina" vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97\% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này.
Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine. Nguyên liệu sản xuất mỳ được nhập từ Việt Nam và Đài Loan.
Ngày Ngày 19/8/2015, trang tin chuyên về kinh doanh của Nga Fastsalttimes đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Hành trình từ mỳ gói và tua-vít trong túi đến người giàu nhất Việt Nam" ca ngợi tỷ phủ giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn, đồng thời nằm trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Đoàn Di Băng phủ đầu CĐM khi bị so với Phạm Nhật Vượng, lòi chuyện nợ ngân hàng T.P06:48:29 27/03/2024Nữ đại gia quận 7 Đoàn Di Băng vừa có màn đối chất cực căng với anti fan, bức xúc trước những bình luận tiêu cực so sánh và mỉa mai cô với Phạm Nhật Vượng - tỷ phú tại Việt Nam. Cô còn tự nhận bản thân nợ ngân hàng.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo