Trần Quốc Dũng - Quý tử nhà Tân Hiệp Phát: Kín tiếng, tự "ra riêng", hiếm khi được gia đình nhắc đến
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
TAND TP HCM vừa ra quyết định xét xử Trần Quí Thanh (cựu giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và hai con gái sẽ hầu tòa với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn một nghìn tỷ đồng.
Theo báo Thanh Niên, ngày 26.3, nguồn tin cho biết TAND TP.HCM vừa có quyết định đưa ra xét xử vụ án "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
3 bị cáo cùng bị truy tố về tội danh trên, gồm: Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát), 2 con gái Trần Uyên Phương (cựu Phó giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và Trần Ngọc Bích (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát).
Theo dự kiến, phiên tòa diễn ra từ 23.4 - 25.4, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa.
Vụ án có 4 cá nhân được xác định là bị hại, gồm các ông, bà: Đặng Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Chung, Lâm Sơn Hoàng và Nguyễn Huy Đông. 35 cá nhân khác được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Khoảng 20 luật sư đăng ký tham gia, trong đó 3 cha con bị cáo Trần Quí Thanh cùng có 4 luật sư bào chữa.
Dẫn tin từ báo Tuổi Trẻ, theo hồ sơ, trong khoảng thời gian từ năm 2019 - 2020, ông Trần Quí Thanh cùng Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho bốn cá nhân vay tiền với lãi suất 3%/tháng.
Điều kiện cho vay được đặt ra là các chủ tài sản hoặc dự án thế chấp phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản hoặc cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.
Tuy nhiên, theo điều tra thì khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng cha con ông Trần Quí Thanh lại viện ra các lý do để không trả lại tài sản.
Cụ thể: Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương cho ông Lâm Sơn Hoàng (ngụ quận Phú Nhuận) vay 115 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng, sang tên bốn thửa đất tại TP Thủ Đức từ ông Hoàng và cháu ông Hoàng cho bà Phương.
Lãi suất 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%, giả cách bằng các cam kết bán lại.
Đến khi ông Hoàng chuẩn bị đủ tiền để trả thì phía ông Trần Quí Thanh lấy lý do ông Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản.
Giá trị chiếm đoạt (được xác định là giá trị tài sản thời điểm bên vay mất quyền mua lại tài sản - số tiền vay) là 80,3 tỉ đồng.
Vụ thứ hai, Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Huy Đông (ngụ quận 3) vay 80 tỉ đồng bằng hợp đồng giả cách chuyển nhượng hai thửa đất tại quận Bình Tân từ ông Đông sang tên bà Phương.
Lãi suất của món vay này cũng là 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%, giả cách bằng các cam kết bán lại.
Tuy nhiên đến khi ông Đông chuẩn bị đủ 80 tỉ để nhận lại hai thửa đất thì cha con ông Thanh yêu cầu phải trả thêm lãi phạt 15 tỉ đồng. Ông Đông nhắn tin xin ông Thanh giảm bớt nhưng ông Thanh không trả lời.
Sau đó, bà Trần Uyên Phương khởi kiện ông Đông, tranh chấp hai thửa đất trên và được Tòa án nhân dân quận 3 tuyên thắng kiện.
Sau đó Bộ Công an có văn bản gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị giám đốc thẩm để hủy bản án sơ thẩm.
Đầu năm 2024, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử tái thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm trên. Giá trị chiếm đoạt trong vụ này được xác định là 38,9 tỉ đồng.
Vụ thứ ba, Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Văn Chung (tổng giám đốc Công ty TNHH đo đạc, tư vấn, thiết kế, xây dựng DCB) vay 35 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng từ ông bà Lâm Hoàng cho bà Trần Uyên Phương 29 thửa đất tại phường An Lạc, quận Bình Tân.
Đất trên do ông Nguyễn Văn Chung đã mua của ông bà Lâm Hoàng trước đó, chưa làm thủ tục sang tên. Ông Chung thỏa thuận vay với lãi suất 3%/tháng.
Tuy nhiên đến khi ông Chung chuẩn bị đủ 35 tỉ đồng để nhận lại 29 thửa đất thì các bị can yêu cầu phải trả thêm 14 tỉ, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt được xác định là hơn 48 tỉ đồng.
Vụ thứ tư, Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích cho bà Đặng Thị Kim Oanh (chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh) vay 500 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành, thỏa thuận hứa chuyển nhượng/hứa nhận chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, Công ty TCS (công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) với lãi suất 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%/tháng, che đậy bằng các cam kết bán lại.
Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỉ đồng thì phía Trần Quí Thanh lấy các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản.
Giá trị chiếm đoạt trong vụ này được xác định là hơn 880 tỉ đồng (hai dự án). Tổng giá trị chiếm đoạt được xác định là hơn 1.048 tỉ đồng.
Trần Quí Thanh bị đề nghị án tù 9 - 10 năm, từ chối đền 531 tỷ đồng cho Kim Oanh Gia Nhi11:25:29 25/04/2024Chiều 24/4, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Quí Thanh cùng 2 con gái về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản . Thêm tình tiết mới, ông không chịu bồi thường cho bà Kim Oanh.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
29 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
61 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo