Thủ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại: Sau hàng ngàn năm vẫn khiến người đời kinh ngạc
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nói về lịch sử, Ai Cập là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Trong đó, những vị nữ hoàng xinh đẹp và quyền lực là những người đóng góp vô cùng lớn cho vòng quay lịch sử thế giới. Nổi bật nhất có lẽ không thể không kể đến vị nữ hoàng quyền lực và xinh đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập - Nữ hoàng Nefertiti.
Nefertiri là vợ cả của Pharaon Ai Cập Akhenaten. Bà là người cùng chồng thực hiện cuộc cách mạng về tôn giáo, khi họ chỉ thờ một vị thần linh duy nhất là Athen. Nefertiri được cả thế giới biết đến qua bức tượng nữ hoàng Nefertiti niên đại 3300 năm.
Nữ thần sắc đẹp
Nefertiti là một người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập, có lẽ vì tên của bà có nghĩa là "Người đẹp giáng trần". Nữ hoàng mang vẻ ngoài tuyệt sắc là vợ của Akhenaten - một trong những pharaoh lập dị nhất ở Ai Cập thời cổ đại. Bà được biết đến vào năm 1912 thông qua một bức tượng bán thân bằng đá vôi sơn màu nằm lẫn trong những tàn tích thuộc thời Akhetaten.
Truyền thuyết kể rằng nếu thần Mặt Trời xem màn múa thoát y nổi tiếng trong lịch sử của bà, một phần quan trọng trong hoạt động thường nhật, thì ngài sẽ đối xử biệt đãi hơn với thần dân Ai Cập. Và đó đã trở thành sứ mệnh của Nefertari. Lịch trình "làm việc" một ngày của nữ hoàng luôn bắt đầu với điệu nhảy dành cho Thần mặt trời. Với sắc đẹp của mình, đây là sứ mệnh cao cả được giao cho nữ hoàng Nefertiti. Người Ai Cập tin rằng, nếu Thần mặt trời ngây ngất trước điệu nhảy đầy tinh tế của nữ hoàng, ngài ắt hẳn sẽ đối xử tử tế với người dân nơi đây.
Nefertiti còn là người có quyền lực đặc biệt trong triều đại thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Trong suốt thời gian Vua Akhenaten - cha của Vua Tutankhamun trị vì (năm 1353- 1336 trước Công nguyên), Nefertiti là người rất quan trọng về mặt chính trị và tôn giáo. Bà giữ vai trò như một người cùng trị vì. Hình ảnh Nefertiti luôn song hành cùng chồng mình trong những các nghi thức tế lễ, điều đó được khắc họa qua những bức tượng, tranh tường, phù điêu chạm khắc hai vợ chồng họ.
Các ghi chép trong lịch sử không nhắc đến việc giữa Nefertiti và Akhenaten có một người con trai. Nhưng họ có sáu người con gái: Meritaten, Meketaten, Ankhesenpaaten, Neferneferuaten Tasherit, Neferneferure, và Setepenre. Có thể một trong những thứ phi của Akhenaten là mẹ của vua Tutankhamun, người kế vị Akhenaten.
Một số nhà Ai Cập học còn tin rằng sau khi Vua Akhenaten chết, Nefertiti đã thay chồng trị vì trước khi trao quyền cho Tutankhamun. Do đó, nhiều bức phù điêu có hình Nefertiti đội vương miện của Pharaoh hoặc tham gia đánh trận quyết chiến với kẻ thù.
"Nefertiti được xem là Cleopatra trong thời đại của mình. Không chỉ sở hữu nhan sắc tuyệt trần và sự giàu có, bà còn là người phụ nữ vô cùng quyền lực", Michelle Moran, tác giả cuốn "Nefertiti", một tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng về vị nữ hoàng này cho hay.
Nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập cổ đại
Do quá mê mẩn nhan sắc của nữ hoàng Nefertari, vua Akhenaten đã không màng đến triều chính, chỉ muốn chiêm ngưỡng và sở hữu "Người đẹp sông Nile". Nhà vua đã trao toàn bộ quyền lực cho nữ hoàng Nefertiti nắm giữ. Dựa vào quyền lực sẵn có, nữ hoàng đã lập nên một loại hình tôn giáo mới nhằm tôn vinh vị thần Aten hay còn gọi là thần Mặt trời, vị thần cao nhất trong tất cả các vị thần.
Điều này đã khiến các thầy tu vốn sùng bái thần Amun bất bình và nổi giận. Họ đã đến gặp vua Akhenaten, cầu xin người hãy suy nghĩ lại và thu lại luật lệ tôn giáo mới. Khi đó, Akhenaten đã nghe lời nữ hoàng của mình, đóng cửa các ngôi đền của họ, không cho thờ phụng và tổ chức các nghi lễ tôn giáo lâu đời. Cũng từ đây, triều đại của Akhenaten bắt đầu đi xuống, vua Akhenaten không còn được lòng dân trong suốt thời gian cai trị về sau.
Lo ngại bị ám sát, vua Akhenaten và nữ hoàng Nefertari đã lấy hết những đồ đạc quý giá từ các ngôi đền bị đóng cửa, xây dựng một thành phố mới nguy nga, tráng lệ, đặt tên là Amarna. Thành phố mới được một đội quân tinh nhuệ của hoàng gia bảo vệ chặt chẽ. Tại đây, Akhenaten và Nefertiti sống trong sự sung sướng, giàu sang, bỏ mặc người dân đói khổ và than khóc.
Với tư cách là chính cung hoàng hậu, Nefertari phải sinh hạ cho đức vua một hoàng tử để thừa kế ngôi báu, nhưng trong suốt 12 năm chung sống, bà đã sinh tất cả 6 người con nhưng tất cả đều là con gái. Điều này khiến vua Akhenaten thất vọng và tìm đến người vợ khác tên là Kiya. Và người vợ này đã hạ sinh cho vua Akhenaten một hoàng tử tên là Tutankhamun và sau này chính là vị pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập: Vua Tut.
Đến năm 1336 TCN, vua Akhenaten qua đời, khi đó, triều đại Akhenaten đã suy tàn. Nữ hoàng Nefertiti lên ngôi, cùng nhiếp chính với vị vua kế nhiệm và từ đây, quyền lực của bà mạnh hơn bao giờ hết. Nefertiti trở thành pharaoh Neferneferuaten, có ý nghĩa là "Người đàn bà mỹ lệ của Vầng hào quang sáng chói Aten". Ai Cập nằm hoàn toàn trong tay nữ hoàng sắc đẹp Nefertari.
Trong thời kỳ đầu cai trị, để bù đắp cho những gì vua Akhenaten gây ra, Nữ hoàng Nefertari đã đưa ra quy định, cho phép người Ai Cập thờ phụng các vị thần khác như cũ nhưng đã quá muộn. Nhiều kẻ thù luôn nhăm nhe hạ bệ bà và tìm cách ám sát vị nữ hoàng quyền lực, muốn thống trị giang sơn này.
Cũng vào thời điểm này, nữ hoàng Ai Cập đã biến mất một cách bí ẩn. Nhiều nhà sử học đặt giả thiết, nữ hoàng cùng con gái và con rể đã rời bỏ hoàng cung đến lánh ở một vùng làng quê xa xôi nào đó hoặc cũng có thể bà đã bị ám sát trên đường chạy trốn. Và xác ướp của nữ hoàng đã trả lời cho tất cả những thắc mắc đặt ra của các nhà sử học.
Khi các nhà khảo cổ tìm thấy xác ướp của nữ hoàng, họ rất ngạc nhiên khi nhận ra đây là xác ướp một cơ thể đầy thương tật và biến dạng với những nhát cắt ở ngực, cổ, tay, chân. Bàn chân của xác ướp đã bị tháo rời, cánh tay phải bị rách, ngực và cổ thì bị rạch nát bởi một vũ khí cùn, kèm theo đó là một vết đâm ở dưới ngực trái. Cánh tay trái cũng bị gãy, có vẻ như chủ nhân đã phải tự vệ trước một lưỡi dao sắc. Đội nghiên cứu nhận định, nữ hoàng đã bị những kẻ thờ đa thần trả thù.
Một lời đồn còn tồn tại đến ngày nay, lan truyền trong dân chúng Ai Cập. Nữ hoàng đã dùng bùa mê để yểm lên chồng mình là Pharaoh Akhenaten để nắm giữ quyền lực thực sự sau ngai vàng. Bà sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tàn độc nhất để loại bỏ những người đàn bà là tình địch của mình. Có người cho rằng, bà đã hạ sát Kiya, một người vợ khác của vua Akhenaten vì đã hạ sinh hoàng tử, điều mà bà không làm được. Việc này khiến bà mất đi niềm tin của nhà vua và dân chúng dành cho bà.
Ngày nay, nữ hoàng Nefertari vẫn có sức mạnh thu hút ánh nhìn. Bức tượng bán thân nổi tiếng của bà được tìm thấy tại Ai Cập năm 1912 và đang được trưng bày ở bảo tàng Berlin (Đức). Bức tượng là một gương mặt khả ái, trên đầu đội chiếc vương miện độc đáo, chiếc cổ thuôn dài, vươn cao kiêu hãnh, cùng nụ cười bí ẩn hiện trên đôi môi thắm đỏ.
Lý giải nguyên nhân các pharaoh Ai Cập cổ đại kết hôn với chị em gái của mình Quỳnh Quỳnh15:22:40 20/08/2024Hôn nhân cận huyết là điều phổ biến ở các hoàng gia từ đông sang tây vào thời xưa, nhưng thường chỉ ở mức anh chị em họ lấy nhau. Nhưng ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng thành vợ chồng.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo