Dương Bửu Trung: Con nhà nòi, cầm chỉ 500 đô qua Mỹ, giờ có nhà cao cửa rộng
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
NSƯT Tuấn Phong tên thật là Nguyễn Tuấn Phong, sinh năm 1952 tại Hà Nội. Ông từng đoạt Huy chương bạc Hội thi tiếng hát giới trẻ Thủ đô Hà Nội, giành giải nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981.
Nghệ sĩ nổi tiếng nhờ thể hiện các ca khúc mang âm hưởng hào hùng như: Chào em cô gái Lam Hồng, Ba Đình nắng, Tôi người lái xe, Dáng đứng Việt Nam... Ông cũng ghi dấu với loạt ca khúc trữ tình như: Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tương tư chiều...
NSƯT Tuấn Phong từng công tác tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, sau đó giữ cương vị Phó trưởng khoa, giảng viên khoa thanh nhạc tại Nhạc Viện TPHCM. Năm 1996, ca sĩ Tuấn Phong được phong tặng danh hiệu NSƯT. Nghệ sĩ còn là một trong những giọng đọc thơ quen thuộc trên Đài truyền hình TPHCM.
Theo thông tin từ gia đình, NSƯT Tuấn Phong qua đời hôm 10/11 sau thời gian trị bệnh, hưởng thọ 73 tuổ.i. Trước đó, nghệ sĩ Tuấn Phong bị di chứng sau tai biến mạch má.u não, sức khỏe suy giảm vì bệnh nền, nằm một chỗ nhiều năm.
Hiện gia đình lo liệu lễ tang cho nghệ sĩ Tuấn Phong. Linh cữu quàn tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM). Lễ nhập quan lúc 17h, lễ viếng diễn ra lúc 18h ngày 10/11. Lễ truy điệu sẽ tổ chức vào sáng 13/11, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Sự ra đi của nghệ sĩ Tuấn Phong khiến bạn bè, học trò và khán giả thương tiếc. Ca sĩ Dương Quốc Hưng (Sao Mai điểm hẹn 2006) viết trên trang cá nhân: "Vẫn biết là sinh lão bệnh tử nhưng nghe tin thấy buồn khôn xiết. Những ký ức, những kỷ niệm, lời dạy của thầy hiện về trong tâm trí". Diễn viên Việt Anh gửi lời chia buồn: "Thương tiếc một c sĩ mà thời trai trẻ tôi mê mẩn. Thành kính chia buồn cùng gia đình anh".
Ca sĩ Tạ Minh Tâm nói với: "Sự ra đi của nghệ sĩ Tuấn Phong là một mất mát, đau buồn với anh em Nhạc viện TP.HCM. Anh em ai cũng quý anh Phong hết. Ảnh là người hiền lành, hòa đồng, nghệ sĩ tính bao la. Lúc nào anh cũng vui vẻ, thân tình với anh em.
Do tình hình sức khỏe nên một thời gian dài chúng tôi chưa gặp nhau. Gần 10 năm qua, anh cũng không tham gia các buổi họp mặt của Nhạc viện vì lý do sức khỏe. Sự ra đi của anh là sự đa.u xó.t của anh em Nhạc viện".
Bà Nguyễn Mỹ Hạnh - phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM - cho biết bà đại diện Nhạc viện TP.HCM cùng các giảng viên, sinh viên khoa thanh nhạc của Nhạc viện đã đến nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất viếng, chia buồn cùng gia đình. "Mọi người thương tiếc, nhắc đến cố nghệ sĩ Tuấn Phong là một người thầy, người đồng nghiệp có tâm đối với nghề" - bà Nguyễn Mỹ Hạnh chia sẻ thêm.
Ca sĩ, NSƯT Tuấn Phong sinh năm 1952 tại Hà Nội. NSƯT Tuấn Phong là con cả trong một gia đình có 5 anh chị em. Cha của ông làm việc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và là một người rất say mê văn học, nghệ thuật.
Đam mê ca hát ngay từ nhỏ, có chất giọng đẹp, năm 1968, Tuấn Phong tham gia Hội thi tiếng hát giới trẻ Thủ đô Hà Nội và đoạt huy chương bạc với ca khúc Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng của nhạc sĩ Hoàng Vân. Thành công bước đầu đã giúp Tuấn Phong tự tin hơn vào khả năng của mình và tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ của sinh viên.
Năm 1972, Tuấn Phong quyết định hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong Đoàn ca múa nhân dân miền Nam. Tuấn Phong được đón nhận không chỉ vì có giọng hát triển vọng, mà còn bởi sự nhiệt tình quyết tâm tình nguyện vào Nam phục vụ chiến trường.
Những năm tháng chiến tranh, giọng ca của ông vang lên ở nhiều chiến trường ác liệt. Ông nổi tiếng nhờ thể hiện các ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng, Tôi người lái xe, Dáng đứng Việt Nam...
Từ năm 1978 đến 1984, nghệ sĩ Tuấn Phong học thanh nhạc tại Nhạc viện TP. HCM. Sau khi tốt nghiệp ông được giữ lại làm giảng viên của trường. Thời gian này, ông giành giải nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981 với bài hát Dấu chân phía trước và tiếp tục gặt hái thành công với giải nhì tại cuộc thi Dòng nhạc thính phòng 1988.
Vừa giảng dạy, vừa miệt mài tự tìm những ca khúc mới để khai thác thể nghiệm, ở vị trí nào Tuấn Phong cũng tận tụy và dâng hiến hết mình cho âm nhạc. Vì thế Tuấn Phong được mệnh danh là "người làm nổi tiếng những ca khúc được giới thiệu lần đầu và làm sống lại những ca khúc đã cũ", "người nghệ sĩ luôn tự tìm bài hát để biểu diễn và đặc biệt thành danh ở sự sáng tạo trong cách thể hiện".
Không chỉ là một ca sĩ, Tuấn Phong còn là một tâm hồn lãng mạn, say mê văn học, đặc biệt là thi ca. Chính sự kết hợp hài hòa giữa niềm đam mê, hiểu biết sâu sắc về âm nhạc và thi ca đã giúp ông thăng hoa trong những ca khúc trữ tình, nhất là những ca khúc được phổ từ thơ.
Sở hữu chất giọng nam cao, âm vực rộng, truyền cảm và một phong cách hàn lâm sang trọng, ông không chỉ thể hiện thành công dòng nhạc thính phòng và những ca khúc cách mạng, mà còn tạo được ấn tượng qua những ca khúc trữ tình sâu lắng.
Nghệ sĩ từng giữ chức Phó trưởng Khoa - Giảng viên thanh nhạc, Nhạc Viện TP.HCM. Năm 1996, Tuấn Phong được phong tặng danh hiệu NSƯT. Lúc sinh thời, NSƯT Tuấn Phong từng nói hát là lao động khổ sai. Khi hát, ông rút ruột ra để hát hết mình như con tằm nhả tơ. Đối với ông, được hát đó là niềm hạnh phúc vô giá của đời mình.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo