Chế Phong: con trai danh ca Chế Linh, ông hoàng nhạc trữ tình, kếch xù ở Mỹ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ông đã tham gia đóng nhiều vai chính trong các thể loại chính kịch, bi kịch và hài kịch, với các vở diễn khác nhau và kèm theo đó là hàng trăm vở kịch khác trong suốt chặng đường 25 năm gắn bó với ngành Sân khấu Việt Nam. Có thể thấy, cả cuộc đời, ông đã cống hiến rất nhiều cho các vai diễn của mình.
Theo thông tin từ gia đình, NSƯT Hồng Đức đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 22h15 ngày 22/4/2023 tại TP.HCM. Được biết, linh cữu của ông sẽ được quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3.
Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào sáng ngày 2/5, chiều cùng ngày cố nghệ sĩ sẽ được an táng tại công viên nghĩa trang Phúc An Viên, TP. Thủ Đức.
Sự ra đi của cố nghệ sĩ để lại nỗi tiếc thương cho bạn bè và khán giả. Bởi lẽ trong suốt nhiều năm qua, ông đã để lại cho nền điện ảnh nước nhà biết bao vai diễn ấn tượng. Điển hình là vai chính anh hùng đánh xe tăng Cù Chính Lan trong phim Người chiến sĩ trẻ.
Gia đình con gái cả và con trai út đang từ Canada về TP.HCM lo liệu tang lễ cho nghệ sĩ Hồng Đức. Linh cữu của ông được quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3). Lễ nhập quan diễn ra sáng 3/5, sau đó linh cữu nam nghệ sĩ được đưa đi an táng tại nghĩa trang Phúc An Viên (TP.Thủ Đức).
NSƯT Hồng Đức (tên thật là Nguyễn Văn Đức) sinh ngày 12/11/1940 tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Từ năm 1963, do cơ duyên đưa đẩy, từ một kiến trúc sư tại Hải Phòng, ông trở thành diễn viên của Xưởng phim truyện Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969, NS Hồng Đức trở thành diễn viên điện ảnh của Xưởng phim truyện Việt Nam (nay là Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam). Với vai trò diễn viên, ông đã cống hiến rất nhiều cho nghệ thuật và làm nên tên tuổi từ những năm này.
Tiếp theo đó, cho đến năm 1964, nghệ sĩ Hồng Đức ghi dấu ấn với vai anh hùng Cù Chính Lan trong bộ phim Người chiến sĩ trẻ.
Thông qua vai diễn đặc biệt này, NS Hồng Đức đã nhận được giải thưởng Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất - năm 1970 và Bằng khen của Hội Điện ảnh Liên Xô tại Liên hoan phim quốc tế Moscow năm 1965. Sau những thành công đầu tiên, NS Hồng Đức đã tiếp tục tham gia và đóng góp nét diễn duyên dáng của mình với nhiều bộ phim khác như: Lá cờ chuẩn, Một chuyến xe, Bình minh xôn xao, Khúc ca bình minh.
Trong khoảng thời gian kể từ năm 1969 đến năm 1993, NS Hồng Đức là nghệ sĩ kỳ cựu của Nhà hát kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát kịch Việt Nam). Sau đó, ông cũng tiếp tục xuất hiện trong nhiều vở kịch ấn tượng khác như: Đại đội trưởng của tôi, Chiếc vuốt cọp, Tiếng hát cuộc đời, Đi ngược dòng đời...
Dù đã quyết định nghỉ hưu vào năm 1993, song vì vẫn nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật, nghệ sĩ Hồng Đức đã tiếp tục tham gia loạt phim truyền hình.
Những năm 1990 - 2000, nam nghệ sĩ ghi dấu trong lòng khán giả với những vai diễn để đời như: Ba Tỉnh trong phim Chuyện phố phường; ông Siu - chủ sòng bạc trong phim Chạy án.
NSƯT Hồng Đức khiến khán giả khó quên với vai Tiên "chỉ" - nhân vật "ông trùm" lấy hình mẫu từ trùm giang hồ Năm Cam trong phim Cảnh sát hình sự: Cổ cồn trắng (10 tập, tác giả kịch bản Nguyễn Như Phong, phát sóng năm 2002).
Được tin tưởng giao vai, nghệ sĩ Hồng Đức với vẻ ngoài rất đạo mạo nhưng không kém phần gian xảo đã vào vai rất ngọt và gây ấn tượng. Dù rất cố gắng nhưng vai diễn này vẫn có một số điểm chưa sát với thực tế khi nhân vật ông trùm xã hội đen có phần quá bóng bẩy, lòe loẹt so với thời điểm bộ phim ra mắt nhưng không thể phủ nhận Tiên "chỉ" là một trong những điểm sáng làm nên thành công của bộ phim.
Ngoài những mưu mô của nhân vật Tiên "chỉ", khán giả cũng không quên nhiều chi tiết thể hiện mức độ chịu chơi của ông trùm như cặp kính mạ vàng trị giá 1.000 USD mà lúc đó nghệ sĩ Hồng Đức phải đi mượn để làm phục trang, hay phân cảnh nhân vật ông trùm này đốt tờ tiền đô la thật cho người đàn bà mà ông yêu mến đã bị hại. Về độ tàn bạo thì ông trùm này chưa được đầu tư lắm nhưng về độ chịu chơi thì hẳn chưa ai sánh bằng.
Nhớ về vai diễn nặng ký này, NSƯT Hồng Đức từng chia sẻ: " Sau khi phim được phát sóng, tất cả mọi người tôi gặp trên đường phố, quán cà phê, quán trà vỉa hè đều nhận ra tôi. Mặc dù tôi luôn nói mình đóng phim Cổ cồn trắng, vai diễn của tôi là Tiên "Chỉ", song hết thảy khán giả đều gọi tôi là Năm Cam".
Suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ông đã tham gia đóng nhiều vai chính trong các thể loại chính kịch, bi kịch và hài kịch, với các vở diễn khác nhau và kèm theo đó là hàng trăm vở kịch khác trong suốt chặng đường 25 năm gắn bó với ngành Sân khấu Việt Nam. Có thể thấy, cả cuộc đời, ông đã cống hiến rất nhiều cho các vai diễn của mình.
Ông cũng đã trực tiếp đào tạo ra những thế hệ nghệ sĩ, diễn viên kịch nói và điện ảnh sau này. NSƯT Hồng Đức đã nhận được nhiều bằng khen: Bằng khen lao động tiên tiến năm 1963, 1965; Bằng khen chiến sĩ thi đua cơ sở năm 1964, 1967; Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1966.
Ngoài nghiệp phim ảnh, ông còn là nghệ sĩ kỳ cựu của Nhà hát kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam). Ông đóng vai chính trong tất cả thể loại - chính kịch, hài kịch lẫn bi kịch, nổi tiếng với các vở Đại đội trưởng của tôi, Nhân danh công lý, Lịch sử và nhân chứng, Bài ca Điện Biên, Đảo thần vệ nữ...
Những năm cuối đời, vợ chồng ông cùng gia đình người con gái thứ hai chuyển vào sinh sống tại TP HCM. Gia đình con gái cả và con trai út hiện đang từ Canada về Việt Nam để cùng lo tang lễ cho NSƯT Hồng Đức.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo