MC Lưu Minh Vũ: Gương mặt kỳ cựu VTV, gọi nhà thơ Xuân Quỳnh là người mẹ thứ 2
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
Con dâu cố nghệ sĩ cho biết ông mất trong vòng tay các con, cháu. Trước Tết, nhiều đạo diễn mời ông đi đóng phim hài. Nghệ sĩ háo hức, rất muốn tham gia nhưng vì sức khỏe yếu, ông đành ở nhà
NSND Trần Hạnh vừa trút hơi thở cuối cùng vào 2h50 sáng 4/3 tại nhà riêng bên gia đình. Vài năm gần đây, NSND Trần Hạnh ít tham gia phim ảnh dù được rất nhiều đạo diễn mời, nhưng sức khoẻ không cho phép.
Là gương mặt nghệ sĩ gạo cội, nhưng ông lại lận đận để có được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1984, nhưng mãi tới 2019 mới được phong tặng nghệ sĩ nhân dân.
NSND Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nghệ sĩ gạo cội, gắn bó với Nhà hát Kịch Hà Nội từ khi tốt nghiệp tới nghỉ hưu năm 1989. Trên sân khấu, nghệ sĩ Trần Hạnh có nhiều vai diễn xuất sắc qua với vở như " Lam Sơn tụ nghĩa", "Tiền tuyến gọi", "Già kén", "Âm mưu và tình yêu".
Nhiều vai diễn trên truyền hình đưa "thương hiệu" của người nghệ sĩ ngoài 80 tuổi này đến gần với công chúng hơn là vai diễn trong các phim như: "Chiếc bình tiền kiếp", "Tướng về hưu", "Truyện cổ tích tuổi 17", "Nước mắt đàn bà", "Cuốn sổ ghi đời", "Hãy tha thứ cho em", "Ngõ lỗ thủng", "Làng nổi", "Bão qua làng". Năm 2017, ông còn tham gia một vai nhỏ trong phim điện ảnh "Cha cõng con". "
Diễn xuất của nghệ sĩ Trần Hạnh được giới trong nghề, đồng nghiệp cùng thời ghi nhận. Ông từng giành Huy chương vàng với vai Nguyễn Trãi trong "Lam Sơn tụ nghĩa". Khi ấy, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ từng nói trong số các diễn viên đóng vai Nguyễn Trãi, Trần Hạnh toát lên phong thái hào hoa của người Hà Nội.
Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11, Nghệ sĩ Trần Hạnh đã giành giải Nam diễn viên diễn viên xuất sắc nhất" với vai diễn trong phim "Nước mắt đàn bà". Năm 2010, ông cũng nhận được giải cống hiến cho phim "Ngõ lỗ thủng" của đạo diễn Quốc Trọng.
Hơn 2 năm nay, sức khỏe của NSND Trần Hạnh xuống dốc, mắt phải của ông hỏng hoàn toàn, thị lực mắt trái chỉ còn 30%. Tay, chân yếu dần khiến NSND Trần Hạnh phải từ bỏ việc đi xe máy. Dù di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn trước, nghệ sĩ cố gắng tự lo mọi sinh hoạt hàng ngày.
Con dâu cố nghệ sĩ cho biết ông mất trong vòng tay các con, cháu. Trước Tết, nhiều đạo diễn mời ông đi đóng phim hài. Nghệ sĩ háo hức, rất muốn tham gia nhưng vì sức khỏe yếu, ông đành ở nhà. Từ khi nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, ông đóng thêm vài quảng cáo. Những năm qua, sức khỏe ông xuống dốc, ông phải nằm viện một thời gian trước khi qua đời.
NSND Trần Hạnh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cụ thân sinh ra ông làm việc tại nhà máy in Ngô Tử Hạ ở phố Nhà Thờ, còn mẹ ông là một thương gia nhỏ. Nhưng rồi, hạnh phúc chưa được bao lâu thì trong một cơn đau yếu, bố ông đã ra đi để lại vợ con côi cút. Mồ côi cha từ năm 8 tuổi, ông đã phải sống tự lập rất sớm. Để giúp mẹ nuôi sống gia đình, ông làm nghề đóng giày thuê ở phố Tràng Tiền. Vừa đóng giày, Trần Hạnh vừa tham gia sinh hoạt diễn kịch ở Câu lạc bộ Thanh Niên (của Thành đoàn Hà Nội). Trong câu lạc bộ có nhiều người bạn sau này đã trở thành những tên tuổi gạo cội trong làng kịch Việt Nam như: ĐD Doãn Hoàng Giang, Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi, Nghệ sĩ Nhân dân Đoàn Dũng. Sau này, ông về Đoàn Kịch Hà Nội, chấp nhận cuộc sống chật vật với vài chục đồng lương mỗi tháng.
Cuộc sống của ông trải qua nhiều vất vả. Nhiều năm trời chăm vợ ốm liệt giường cho tới khi bà mất, về già Trần Hạnh phải chăm người con trai ngoài 40 tuổi bị chấn thương não vì tai nạn, mới đỡ hơn vài năm nay. Tuy nhiên, ông không cho mình là người bất hạnh. Ông sống cuộc đời giản dị, không đòi hỏi quá nhiều, hài lòng với những gì đã nhận.
Lúc còn khỏe, ông vẫn thường ra cửa hàng quần áo của con dâu ở ga Hà Nội, phụ con bán hàng. Hình ảnh ông già khắc khổ trên phim và giản dị ngoài đời trở thành quen thuộc với nhiều khán giả. Mỗi lần có khách nhận ra mặt, ông đều chối, nói: "Tôi không phải Trần Hạnh đâu". Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời Trần Hạnh là được diễn xuất. Ông từng nói: "Có cho vàng cũng không thích bằng có vai diễn". Ông không bao giờ đặt nặng chuyện thù lao.
Là người gốc Hà Nội, thấm đẫm chất hào hoa của người trai phố cổ, nhưng Trần Hạnh lại đi vào lòng công chúng với những vai diễn nặng vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác. Hiện tại, đồng nghiệp và người hâm mộ đã gửi lời vĩnh biệt người nghệ sĩ tài hoa và chia buồn sâu sắc với gia đình NSND Trần Hạnh.
Hương Lan danh ca số 1 nhạc dân ca Nam Bộ, dám 'vả' Hoài Linh, U70 đau đáu 1 thứ Mỹ Hoa16:00:51 05/11/2024Hương Lan được xem là 1 trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước và sau năm 1975. Sở hữu giọng hát ngọt ngào và truyền cảm, Hương Lan không chỉ trình bày nhạc vàng mà còn là còn rất được yêu thích với dòng nhạc dân ca Nam...
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo