NS cải lương Hoa Mỹ Hạnh ngã ở toilet, nằm liệt 1 chỗ, không có tiền điều trị
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào giữa những năm 80 thế kỷ trước, có một vở cải lương đã làm mưa làm gió tại các rạp hát phía Nam. Đó là vở cải lương Nàng Xê-đa. Điều gây thú vị là nữ diễn viên vào vai chính của vở diễn lại là một cô gái sinh trưởng ở miền Bắc - Vùng đất vốn không có thế mạnh về cải lương. Đó là NSND Thanh Vy.
Cô đào cải lương đến từ miền Bắc
Cái nôi của cải lương là Nam bộ, những tên tuổi nổi tiếng của sân khấu cải lương một thời ở lại trong lòng khán giả hầu hết là các nghệ sĩ miền Nam. Còn Bắc bộ phổ biến hơn với loại hình nghệ thuật chèo, tuồng. Vậy mà vào những năm thập niên 1980, một cô đào đến từ miền Bắc lại mang đến cho sân khấu cải lương một vai diễn với cô là để đời, còn với sân khấu là một dấu ấn khó quên. Đó chính là Thanh Vy, với vai diễn nàng Xê Đa trong vở cải lương Nàng Xê Đa (kịch bản gốc của Lưu Quang Thuận và Lưu Quang Vũ, chuyển thể cải lương: soạn giả Thể Hà Vân, đây cũng chính là câu chuyện từ sử thi Ramayana của Ấn Độ).
Khán giả sau này có lẽ nhớ nhiều đến NSND Thanh Vy với những vai diễn người bà, hoặc mẹ chồng sắc sảo trong nhiều phim truyền hình. Thời tỏa sáng rực rỡ trên sân khấu Nhà hát Trần Hữu Trang như một đoạn đời thanh xuân đẹp nhất mà người nghệ sĩ ấy vẫn trân quý, gìn giữ mãi trong ký ức của mình.
Thanh Vy ngày ấy có một vẻ đẹp vừa đài các, phúc hậu, vừa mang nét u buồn trong hình ảnh của nàng Xê Đa, với phần hóa thân xuất thần, đầy cảm xúc. Cùng với nghệ sĩ Phương Quang (trong vai vua Priêm), nàng Xê Đa Thanh Vy đã lấy nước mắt, làm rung động biết bao trái tim khán giả. Gần 1.800 suất diễn, có những đêm bị tắt tiếng, nữ nghệ sĩ phải nhờ bạn đồng nghiệp ca diễn phần đầu, còn mình phải giữ sức giữ hơi để có thể đảm đương tốt những trường đoạn tâm lý khó cho phần sau.
"Làm thế nào mà một nghệ sĩ miền Bắc lại say mê cải lương và trở thành nghệ sĩ cải lương hát giọng miền Nam?" - đó là thắc mắc đầu tiên của tôi khi trò chuyện với NSND Thanh Vy. Trả lời cho câu hỏi này chính là một đoạn đời dài với rất nhiều khúc quanh của người nghệ sĩ. Thanh Vy có ba là nghệ sĩ đàn tranh Trần Vân, mẹ là nghệ sĩ hài Vân Quí, tham gia đoàn nghệ thuật của ông bầu Long thường hát ở rạp Chuông Vàng (Hà Nội) những thập niên 1950-1960. Thanh Vy đã nghe hát từ thuở nhỏ, nhưng cô lại đặc biệt thích nghe những băng cassette các vở cải lương miền Nam, hâm mộ những tên tuổi Út Trà Ôn, Ngọc Giàu, Lệ Thủy...
"Những băng cassette ấy theo chân các chiến sĩ hành quân từ Nam ra Bắc, vào chiến khu, rồi đến những vùng sơ tán. Thời ấy, có được một băng cassette để nghe là khó lắm, mà nghe rồi là mê. Khi thi vào Trường Ca kịch dân tộc, tôi chọn học Khoa Cải lương. Thầy Ba Huỳnh, cô Năm Thanh Hương... đều nói giọng miền Nam, tôi học say mê lắm, tập nói, luyện ca. Miệt mài suốt bốn năm ở trường rồi khi tốt nghiệp là về đoàn cải lương Nam bộ" - NSND Thanh Vy kể.
Khi ấy, đoàn cải lương Nam bộ là đoàn cải lương miền Nam duy nhất hoạt động ở phía Bắc, nhưng rất ít khi hát tuồng truyện (vở có nội dung từ điển tích Trung Quốc) như ở miền Nam. Năm 1964, Thanh Vy cùng 11 nghệ sĩ khác tham gia đoàn văn công vào Trường Sơn. Chuyến đi do nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Bạch (cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch) làm trưởng đoàn, lưu diễn phục vụ bộ đội dọc theo tuyến đường huyền thoại. Những vở cải lương Đất, Nước, Mùa xuân... đã được hát giữa rừng, trên những sân khấu dựng tạm mà NSND Thanh Vy nói bà vẫn còn nhớ mãi.
Ngày 30/4/1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát tin miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, Thanh Vy và anh chị em trong đoàn nhảy cẫng lên vui mừng. Vậy là được vào Sài Gòn rồi! Đó là niềm mong mỏi của soạn giả Hùng Tấn - chồng bà - người đã tập kết ra Bắc từ năm 1954. Đó cũng là nỗi vui mừng của bà khi biết được rằng, sẽ sớm thôi, cả gia đình sẽ cùng nhau lên tàu về lại miền Nam, sẽ được tận mắt nhìn thấy, gặp gỡ những nghệ sĩ cải lương miền Nam mà bà thâm ngưỡng mộ và ao ước một lần được gặp mặt.
Một thời toả sáng, một đời nhớ nhung
Đêm diễn đầu tiên "ra mắt" các nghệ sĩ cải lương miền Nam, đoàn cải lương Nam bộ chọn vở Kiều Nguyệt Nga, Thanh Vy đóng chính cùng với NSƯT Thanh Dậu, Kim Liên, Thanh Tùng... Vở diễn tại rạp Quốc Thanh, dưới hàng ghế khán giả chính là những tên tuổi nổi tiếng: Út Trà Ôn, Lệ Thủy... "Hồi hộp lắm con, biết mình ca giọng miền Nam thì không thể nào bằng, nhưng đã ra sân khấu rồi thì tập trung hết sức, diễn hết mình. Đến khi các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Lệ Thủy... lên sân khấu chúc mừng, thì mới biết mình cũng đã diễn thành công rồi", NSND Thanh Vy hồi tưởng.
Đêm ấy, bà về nằm suy nghĩ lại những cái được và chưa được của vai diễn. Bước "chạm ngõ" miền Nam được vậy đã là mừng. Nhưng thử thách lớn nhất không phải là áp lực diễn trước các nghệ sĩ tên tuổi, mà là khi nhìn xuống sân khấu, thấy có rất ít khán giả ngồi xem. Thậm chí những vở từng ăn khách trong nhiều năm liền ở đất Bắc: Tiếng súng đầu xuân, Hòn Đất, Bên dòng Nhật Lệ... cũng không kéo nổi khán giả miền Nam đến rạp.
NSND Thanh Vy nói, lúc đó đoàn mới vào, khán giả họ cũng không thích nghệ sĩ miền Bắc, các suất diễn thưa dần. Và khi được hỏi ai muốn ra Bắc ai muốn ở lại, thì cả đoàn chỉ còn hai người chọn ở lại với Sài Gòn: đó là Thanh Vy và nghệ sĩ Hà Quang Văn. Đoàn cải lương Nam bộ sau đó đổi tên thành Nhà hát Trần Hữu Trang và bắt đầu có sự tham gia của những gương mặt nghệ sĩ miền Nam: Minh Đức, Ngọc Mai, Đặng Vinh Quang... sau đó là Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Lệ Thủy...
Năm 1982, Thanh Vy nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả mộ điệu qua vở diễn Hòn đảo thần Vệ Nữ. Năm 1983, khi dựng vở Nàng Xê Đa, cô NSƯT - đạo diễn Đoàn Bá đã chọn Thanh Vy, giữa những gương mặt sáng giá Ngọc Giàu, Bạch Tuyết... Giọng ca của nữ nghệ sĩ Thanh Vy khi ấy quả là không bằng những chất giọng thuần Nam bộ, nhưng dáng vẻ, khí chất, đặc biệt là đôi mắt của "nàng Xê Đa" đã mang đến cho bà một vai diễn để đời.
Thời điểm ấy, ở tất cả các rạp Quốc Thanh, Thủ Đô, Hào Huê, Cây Gõ... đều có suất diễn Nàng Xê Đa, có khi một ngày hai suất.
Nhờ vở diễn này mà nghệ sĩ Thanh Vy có rất nhiều khán giả yêu mến vào thời điểm đó. Bà kể lúc này gia đình vẫn nghèo nên đi diễn bằng xe đạp. Nhiều khán giả trẻ tình nguyện đến nhà để chở bà đi.
Sau khi cải lương xuống dốc, Thanh Vy lại tham gia diễn kịch tại sân khấu 5B, rồi chị còn tham gia đóng phim với nhiều vai diễn được khán giả yêu thích như Ngọn nến hoàng cung, Trở về, Dốc tình, Vòng xoáy tình yêu, Thiên đường ở bên ta, Cá rô anh yêu em, Dù gió có thổi...
Đặc biệt, NSƯT Thanh Vy được khán giả "Xếp loại" trong danh sách "Một trong những bà mẹ chồng khó tính nhất trên phim truyền hình".
Hiện tại, vì tuổi đã cao nên NSND Thanh Vy hạn chế đóng phim, bà ở nhà
chơi với hai cháu nội và tâm sự với con trai. Thỉnh thoảng nữ nghệ sĩ tham gia họp mặt với các đồng nghiệp.
NSND Minh Vương: Khôi nguyên vọng cổ, bật khóc tiễn cha mẹ tuổi U100 về Úc JLO20:35:00 19/11/2024Ở tuổi ngoài 70, nam nghệ sĩ chọn sống bình yên, nhẹ nhàng sau thời gian ông trải qua bạo bệnh. Tuy nhiên, khi có show diễn phù hợp, NSND Minh Vương vẫn cố gắng tham gia để mong được gặp lại khán giả của mình.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo