Danh ca Lan Ngọc: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem như em gái, là ngoại lệ duy nhất
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Theo thông tin từ NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh đã qua đời vào khoảng 2h00 sáng ngày 17/10 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ông hưởng thọ 92 tuổi.
Trên trang cá nhân, NSND Quốc Hưng viết: "Một mất mát to lớn của gia Đình và nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Chu Minh - cây đại thụ âm nhạc đã xa rời chúng ta mãi mãi".
Ca sĩ Việt Hoàn cũng chia sẻ: "Người nhạc sĩ tôi yêu kính! Mỗi lần tôi gặp, gần chú đều thấy ấm áp vô cùng. Nhiều tuổi mà không ai thấy không già vì tâm hồn và trí tuệ như thanh niên. Con yêu chú nhiều lắm, nhạc sĩ Chu Minh".
Chia sẻ với báo chí, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết, sở dĩ nhạc sĩ Chu Minh được giới làm nghề tôn vinh là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam là bởi ông có quá nhiều đóng góp cho âm nhạc. Ông sáng tác thành công ở cả hai thể loại thanh nhạc và khí nhạc.
Nhạc sĩ Giáng Son cũng chia sẻ với rằng, vào 23h30 tối qua, khi nhạc sĩ Đức Tân nhắn tin cho chị biết nhạc sĩ Chu Minh đang nguy kịch, các chỉ số đang rất thấp, chị ngay lập tức phi vào bệnh viện Việt Xô thăm thầy.
"Vào đến nơi, tôi được Tú My (con gái nhạc sĩ Chu Minh - PV) kể là mấy tiếng trước đó, mọi người đều tưởng thầy đã đi rồi, hai tay đã buông thõng ra rồi... nhưng sau đó các chỉ số lại tăng, các phản ứng sự sống lại xuất hiện mạnh mẽ, bàn tay hồng hào trở lại. Khi tôi ghé tai nói: "Con chào thầy, con là Giáng Son, con bố Hoàng Kiều đây ạ!" thì thấy có phản ứng ở ngón tay của thầy. Mọi người cứ trêu đùa thì thầy còn nhăn lông mày khó chịu, cử động chân tay một chút. Đến khoảng 1h sáng thì tôi với nhạc sĩ Đức Tân ra về. Vậy mà 3h30 Tân đã nhắn: "Thầy Chu Minh mất rồi Son ạ!".
Tôi không được học trực tiếp thầy Chu Minh nhưng qua các tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc của thầy, tôi được mở mang rất nhiều điều. Hồi xưa thầy Chu Minh và bố Hoàng Kiều là những người bạn vong niên nên càng kính trọng thầy hơn! Tôi luôn nhớ mãi những lời thầy nói với tôi cách đây mấy năm: "Bác biết con có những nỗi buồn trong cuộc sống nhưng con hãy cố gắng lên, sự nghiệp âm nhạc của bố con giờ trao cả cho con đó".
Nhạc sĩ Mai Kiên bày tỏ, anh vinh dự được là thế hệ học trò áp chót của GS. Nhạc sĩ Chu Minh. Trước đây, anh được nghe các tiền bối kể, nhạc sĩ Chu Minh sẵn sàng gạch hết cả bài hát hoặc ném sách vở ra ngoài cửa sổ nếu viết không ra hồn. Nhưng khi học nhạc sĩ rồi, anh thấy thầy mình rất gần gũi, ân cần, chỉ bảo nhẹ nhàng, tận tình.
"Tôi rất cảm phục thầy. Tôi đã học được nhiều điều quý giá từ thầy mà mãi sau này luôn khắc ghi", nhạc sĩ Mai Kiên nói.
Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh có tên khai sinh là Triệu Đạt Hiền, sinh ngày 5/1/1931 tại Hà Nội. Ông Trưởng thành trong một gia đình công chức khá giả. Từ nhỏ, nhạc sĩ Chu Minh đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc.
Năm 11 tuổi, Chu Minh bắt đầu học đàn vĩ cầm và dành hầu hết thời gian cho nhạc cụ này bên cạnh việc học văn hóa.
Cách mạng Tháng Tám diễn ra thành công ở Việt Nam nhưng ngay sau đó chiến tranh Đông Dương bùng nổ tại quốc gia, Chu Minh tình nguyện tham gia cách mạng (từ năm 1947 - 1950). Cũng trong giai đoạn này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Chu Minh để sáng tác các ca khúc, trong đó có Việt Trung Xô và Chiến thắng biên giới.
Sau đó, ông được cử đi học chương trình trung cấp ngắn hạn về âm nhạc tại Vũ Hán (Trung Quốc). Từ năm 1961 - 1965, ông tiếp tục theo học chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông trở về Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để giảng dạy chuyên ngành sáng tác, đồng thời từng có thời gian làm Chủ nhiệm của khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy của trường.
Ông tiếp tục sáng tác thanh nhạc và khí nhạc, qua đó dần tạo được phong cách sáng tác riêng cho mình. Ông là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam đương thời thành công với cả hai loại hình thanh nhạc và khí nhạc.
Là người vinh dự 5 lần được gặp Bác Hồ và được trao giải cao quý nhất về văn học nghệ thuật mang tên Bác, nhạc sĩ Chu Minh là người có sáng tác thành công về Bác Hồ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến ca khúc Người là niềm tin tất thắng ra đời cách đây 54 năm.
Lúc còn sinh thời, nhạc sĩ Chu Minh thừa nhận, sáng tác về Bác Hồ là không dễ, bởi trong khuông nhạc và lời ca phải khắc họa được hình ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng rất đỗi bình dị.
Ca khúc Người là niềm tin tất thắng đáp ứng yêu cầu đó, đã khắc sâu vào tâm trí người dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Trong sáng tác của mình, nhạc sĩ Chu Minh luôn đề cao tinh thần dân tộc để người nghe thêm tự hào về quê hương, đất nước. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc về Bác Hồ với sự kính trọng, mến phục từ chính con tim, khối óc, như Nước non tên Người, Ngày ấy Người đi dặm dài thế kỷ, Đêm nhớ Bác, Tên Người đẹp mãi Bến Tre rồi tác phẩm lớn Tổ quốc giao hưởng (gồm 3 chương), trong đó, ông đã chọn 6 bài thơ trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác để viết thành 4 ca khúc.
Ông thành công trên cả 3 vai trò: Sáng tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; là thầy dạy của nhiều nhạc sĩ như Phó Đức Phương, Trương Ngọc Ninh, Tôn Thất Lập, Ngọc Đại, Đức Trịnh, Đỗ Bảo, Minh Đạo...
Sinh thời, nhạc sĩ Phó Đức Phương nhận định, chỉ với 2 tác phẩm Người là niềm tin tất thắng và Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam! (thơ Hoàng Trung Thông), nhạc sĩ Chu Minh đã xứng đáng là gương mặt sáng giá của lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Chu Minh được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Lao Động hạng Nhì. Năm 2017, ông được trao Giải Hồ Chí Minh lĩnh vực Văn học - nghệ thuật.
Giáng Son: Cựu "thủ lĩnh" Năm Dòng Kẻ, 10 tuổi đã có sáng tác đầu đời, cuộc sống hôn nhân kín tiếng Nguyễn Kim16:31:01 18/07/2023Với những ai hâm mộ những ca khúc dân gian, những nhóm nhạc đầu thập niên 2000 thì quá quen thuộc tên Giáng Son. Nữ nhạc sĩ gắn liền với những bài hát như quen thuộc như Giấc Mơ Trưa, Chút nắng vàng bay,... ghi dấu sâu trong lòng người nghe nhạc.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo