Bí mật hiếm ai biết về ông Công ông Táo, 23 tháng Chạp được dân gian tín ngưỡng
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào cuối thời Nam Tống, triều đại này nghênh đón một vị hoàng đế thiểu năng bắt nguồn từ một chén thuốc phá thai giả, đó là Tống Độ Tông. Lúc này, nhà Tống đang ở vào thế bị vây hãm, lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp.
Tống Độ Tông (2/5/1240 - 12/8/1274), thụy hiệu Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu hoàng đế, tên thật là Triệu Mạnh Khải hay Triệu Tư, Triệu Kỳ, tên tự Trường Nguyên, là vị hoàng đế thứ 15 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, và là hoàng đế thứ sáu của triều đại Nam Tống.
Tống Độ Tông là con trai của Vinh vương Triệu Dữ Nhuế, cháu gọi Tống Lý Tông, vua thứ 14 của triều Tống là bác. Do Tống Lý Tông không có con nên đã phong cho ông làm Trung vương và nhận làm hoàng tử vào năm 1253 và hoàng thái tử (1260).
Mẹ của Tống Độ Tông là Hoàng Định Hỉ, xuất thân từ nha hoàn trong Lý phủ, chuyên hầu hạ Lý tiểu thư. Khi lớn lên, cô tiểu thư danh môn khuê các này lọt vào mắt xanh của Quang Vinh vương Triệu Dữ Nhuế - em trai của Hoàng đế Tống Lý Tông. Chẳng bao lâu sau, Lý tiểu thư gả cho Triệu Dữ Nhuế. Hoàng Định Hỉ cũng theo chủ nhân chuyển qua phủ của Quang Vinh Vương.
Con gái nhà họ Lý mặc dù xuất thân danh giá, tướng mạo hơn người, nhưng lại khó đậu thai, về phủ vương gia đã lâu nhưng cũng không có tin mừng. Trong thời gian ấy, Triệu Dữ Nhuế thấy Hoàng Định Hỉ vừa mắt, liền phát sinh quan hệ với người hầu của vợ. Không lâu sau đó, Hoàng Định Hỉ phát hiện mình mang thai. Nàng biết rõ bản thân chỉ là bậc hạ nhân bần hàn, sinh con sẽ bị thiên hạ đàm tiếu, kỳ thị. Hơn nữa việc cha ruột đứa bé có nhận con hay không vẫn là điều khó nói.
Vô số mối lo bủa vây đã khiến Hoàng Định Hỉ "nhắm mắt đưa chân", liều mình uống một bát thuốc phá thai. May mắn thay, Hoàng thị mua phải thuốc giả, thai nhi lại có khả năng kháng thuốc, Tống Độ Tông Triệu Kỳ cứ như vậy mà thuận lợi chào đời. Nhiều năm sau đó, Triệu Kỳ ngày một lớn lên, nhưng vì độc tính của chén thuốc năm nào mà tới năm 7 tuổi mới biết nói, trí tuệ không bình thường, bệnh tình cũng ngày một lộ rõ.
Trước khi Độ Tông lên ngôi, Tống Lý Tông từng có hai người con trai, nhưng cả hai đều bạc mệnh mất sớm. Không còn cách nào khác, vị Hoàng đế này đành phải nhường ngôi cho người cháu của mình (con của em trai).
Dù Triệu Dữ Nhuế chỉ có Triệu Kỳ là con trai duy nhất, nhưng ngai vàng của Tống triều cũng không đến tay người con thiểu năng này một cách dễ dàng như vậy.
Triệu Kỳ trời sinh đã có trí tuệ không bình thường, khiến quần thần trong triều không phục. Tể tướng Ngô Tiềm từng can đảm dâng tấu lên Tống Lý Tông: "Thần không có nổi tài năng như vậy, các Hoàng đế trước kia cũng chẳng mấy người có phúc như bệ hạ". Đây chính là lời nhắc khéo của Tể tướng về việc quần thần năm xưa từng giúp Lý Tông tranh ngôi Hoàng đế từ Triệu Hồng, cũng có hàm ý ngầm can gián nhà vua không nên lập kẻ thiểu năng kế vị.
Trước những lý lẽ quyết liệt của các vị đại thần, Tống Lý Tông lại tìm cách biện giải bằng một giấc mơ. Lấy lý lẽ rằng Triệu Kỳ lên ngôi là "điềm trời", có thể trở thành bậc "Thái bình thiên tử", mang lại cho Nam Tống 10 năm thịnh vượng, vị Hoàng đế này đã dọn đường thành công để cháu ruột của mình kế vị.
Tuy vậy, bản thân Lý Tông biết rõ hơn ai hết việc Triệu Kỳ là người không bình thường. Những ngày sau đó, ông càng nỗ lực rèn luyện để vớt vát cho người cháu thiểu năng này. Lý Tông giáo dục Thái tử rất nghiêm, đặt lệ tờ mờ sáng phải vào vấn an các cung, một giờ sau hồi cung, lúc trời sáng hẳn thì lên triều nghe bàn chính sự. Ông còn cho xây dựng một tòa "Tự thiện đường", mời đủ các học giả nổi danh thiên hạ như Thang Hán, Dương Đống, Diệp Mộng Đỉnh tới dạy học cho Triệu Kỳ. Tiếc thay, người cháu này từ khi còn trong bụng mẹ đã bị tổn thương, có vớt vát mấy cũng không thể bù đắp. Cứ như vậy, năm 25 tuổi, Tống Độ Tông Triệu Kỳ thuận lợi kế vị Lý Tông, chính thức trở thành Hoàng đế thứ sáu của triều Nam Tống.
Trong thời gian nắm quyền, Tống Độ Tông không hề để tâm vào chuyện chính sự, đến tấu thư quần thần dâng lên cũng lười nhác bỏ qua. Bên trong để gian thần Giả Tự Đạo khuynh đảo triều chính, nền chính trị ngày một đen tối; bên ngoài quân đội nhà Nguyên ở phía bắc ra sức tấn công, nhất là ở khu vực Tương, Phàn, mà Tống Độ Tông bị Giả Tự Đạo lừa gạt đến nỗi không đưa quân cứu viện những nơi nguy cấp.
Dù thần trí không bình thường, nhưng Tống Độ Tông lại rất ham mê nữ sắc. Tống triều có lệ: Phi tần được nhà vua sủng hạnh, sáng hôm sau phải tới dập đầu tạ ân trước cửa cung vua. Thời Tống Độ Tông còn tại vị, sáng nào cũng có nhiều phi tần phải "tạ ân". Thậm chí, quan viên chăm lo cho sinh hoạt của Hoàng đế từng ghi lại trường hợp Tống Độ Tông sủng hạnh tới 30 mỹ nữ một đêm! Cho đến cuối đời Tống Độ Tông thì Tương Dương, Phàn Thành đều rơi vào tay người Nguyên, triều đình bất lực không thể lấy lại. Việc mất đất lần này có liên quan mật thiết đến sự diệt vong của vương triều Nam Tống không lâu sau đó.
Nhà Tống tăng giá gạo ngay lúc nạn đói hoành hành, dân nghèo khổ sở vì sao vẫn cảm ơn? Gia Nhi17:13:53 13/12/2023Ngay trong thời kỳ khó khăn, nạn đói hoành hành ở thời nhà Tống, một vị đại quan đã đưa ra quyết định tăng giá gạo, nghe có vẻ vô lý nhưng tại sao người này lại được dân nghèo cảm ơn không ngớt?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 2 Thảo luận | Báo cáo