Nhiều Đom Đóm "giác ngộ", lên mạng pass đồ Jack, sự nghiệp nam ca sĩ chấm hết?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Theo thông tin từ gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - tác giả bút ký nổi danh "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã qua đời vào ngày 24/7, hưởng thọ 87 tuổi. Nhiều người đã không khỏi tiếc thương trước sự ra đi của ông - một nhà văn tài năng, lỗi lạc của Việt Nam.
Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được tổ chức vào lúc 14h ngày 30/7 đến hết ngày 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Phan Bội Châu, P.Vinh Ninh, TP Huế.
"Ba ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Cả nhà mừng cho ba, đó là sự giải thoát cho ông vì tháng 3-2023 ba tôi bị tai biến lần 2 nên mất ý thức. Gia đình dự định tổ chức lễ tưởng nhớ tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế vào ngày 30 và 31-7", chị Dạ Thư, con gái lớn của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.
Được biết, chỉ 18 ngày trước đó, người bạn đời của ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng qua đời tại nhà riêng (tại Thành phố Hồ Chí Minh) sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh mất trí nhớ của người già.
Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút kí với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, có thể kể đến như: Rất nhiều ánh lửa (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981), Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm (tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2002, 2007).
Nhà văn Hoàng Thu Phố từng viết về Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng: "Sinh ra ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sớm chọn Huế để gắn bó. Và chọn sông Hương để viết bút ký thuộc loại hay nhất của đời văn, được trích chọn vào sách giáo khoa, là còn bởi "hình như chỉ sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất", và còn "vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi".
Thời niên thiếu, tác giả Ai đặt tên cho dòng sông sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế năm 1960, ông chuyển vào TP.HCM học tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán - Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.
Sau tốt nghiệp, ông quay trở lại Huế và tiếp tục việc học tại Trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Triết học tại ngôi trường này.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 - 1966, ông dạy tại Trường Quốc học Huế và tham gia tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ, đòi độc lập, thống nhất đất nước.
Năm 1966 - 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện thoát ly gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ.
Ông viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ. Ông cũng từng nắm giữ nhiều chức vụ: Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình TP.Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm được yêu thích: Về bút ký có: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu; Rất nhiều ánh lửa; Ai đã đặt tên cho dòng sông; Bản di chúc của cỏ lau; Trong mắt tôi; Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé; Miền cỏ thơm... Về thơ, ông có: Những dấu chân qua thành phố; Người hái phù dung...
Theo tiết lộ của gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lâm bạo bệnh từ năm 1998, dù vậy ông vẫn tiếp tục viết trên giường bệnh trong suốt 20 năm qua.
Đa số các tác phẩm trong giai đoạn này được đăng tải trên chuyên mục Nhàn đàm của Báo Thanh Niên. Các tác phẩm của ông thời gian sau này có: Nhàn đàm; Người ham chơi; Miền gái đẹp và Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980; Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008; Giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô (1998 - 2003); Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.
Sự ra đi của ông đã để lại nỗi tiếc thương lớn trong lòng người hâm mộ Việt Nam. Ông mãi là một tượng đài văn chương lỗi lạc - những bút ký, tập thơ của ông sẽ luôn được người đời ngưỡng mộ và ghi nhớ.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo