Cấn Mạnh Linh: Nam tiktoker thẳng mặt nhận xét về năng lực của Quang Linh Vlog
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nguyễn Thế Hồng được biết đến là doanh nhân giàu có ở Bắc Ninh. Ông là một nhân vật nổi bật trong thế giới sưu tầm và nghiên cứu đồ cổ và được biết đến là một người sưu tầm các hiện vật văn hóa từ vùng Kinh Bắc.
Vào tháng 2/2023, thông tin Việt Nam đã mua thành công ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã khiến dư luận trong nước vô cùng chú ý. Theo đó, hợp đồng trị giá hơn 6,1 triệu Euro (hơn 156 tỷ đồng) được ký vào ngày 12/1 theo giờ Pháp và ngày 13/1 theo giờ Việt Nam.
Theo đó, dựa trên kết quả nghiên cứu và đối sánh tư liệu thì chiếc ấn vàng này (tại Hãng đấu giá Millon) chính là hiện vật nguyên gốc được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) theo như khi chép trong Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ cũng như trong biên bản cùng hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8/3/1952 hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Được đúc bằng vàng ròng, quốc ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng ròng. Bảo vật này được truyền từ đời vua Minh Mạng đến vị vua cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại.
Theo đó, người đã ký hợp đồng thành công mua về ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ nhà đấu giá Millon (Pháp) chính là ông Nguyễn Thế Hồng. Trước khi có cú 'chốt hạ' này, vị đại gia kín tiếng này đã có niềm đam mê với cổ vật từ rất lâu và cũng là Chủ tịch Hội sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Thế Hồng (SN 1961) là một doanh nhân đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản ở Bắc Ninh.
Ông có niềm đam mê với cổ vật và đã sưu tập cổ vật từ rất sớm. Ông thành lập Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) để trưng bày bộ sưu tập cổ vật đồ sộ của mình, cùng Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (hoạt động từ tháng 5/2022) với nhiều hoạt động nghiên cứu, sưu tập, kinh doanh, trong đó có hoạt động môi giới, đấu giá. Bảo tàng cổ vật này được cho là "rất lớn" - theo chia sẻ của ông Hồng trên Báo Tuổi trẻ.
Hiện tại bảo tàng tư nhân này đang sở hữu khối lượng lên tới 5.000 hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Trong đó có 6 bộ sưu tập gồm Bộ sưu tập đồ đồng thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn; bộ sưu tập gốm, sứ Việt Nam qua các thời kỳ như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...
Đây cũng là nơi từng được xướng tên là một trong ba đơn vị tư nhân sở hữu cổ vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia.
Đại gia có đam mê với đồ cổ từng chia sẻ: "Ngoài yếu tố mấu chốt về khả năng tài chính, niềm đam mê cháy bỏng, thì người chơi cổ vật rất cần có "duyên với đồ". Với những món đồ quý hiếm vào hàng "độc nhất vô nhị" để sở hữu được nó là cả một cơ duyên.
Mỗi đồ vật đều có linh hồn, thẩm thấu, kết tinh những tinh hoa văn hóa nhân loại. Người chơi, sưu tầm cổ vật là giữ gìn di sản văn hóa. Đam mê theo đuổi săn tìm cổ vật, tôi luôn tin vào những yếu tố tâm linh, khi mình kính vật, thì vật mới đến với mình. Mình muốn sở hữu các quý vật, thì phải luôn hành xử như một quý nhân bằng cách không ngừng trau dồi kiến thức văn hóa, am tường lịch sử, địa lý...".
Bên cạnh Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, gia đình vị đại gia này cũng đang ấp ủ dự định với một Khu du lịch văn hóa tại thành phố Từ Sơn để triển lãm các cổ vật tiêu biểu của nước ta và thế giới, tạo ra địa điểm thăm quan cho du khách.
Trước khi gây chú ý với ấn vàng Hoàng đế chi bảo, cách đây không lâu, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng còn có tên trong số 3 đơn vị tư nhân sở hữu cổ vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia.
Thạp đồng Văn hoá Đông Sơn, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.200 - 2.300 năm, thuộc Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng được công nhận bảo vật quốc gia cùng 26 quý vật khác trên khắp cả nước hôm 30/1/2023.
Bảo vật quốc gia này được Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng nhận chuyển nhượng lại từ nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Trần Quốc Bình ngày 30/12/2021. Hiện tại, chiếc thạp được trưng bày trang trọng trên tầng 5 tòa nhà của Công ty TNHH Nam Hồng (tại TP.Từ Sơn, Bắc Ninh). Trong hồ sơ bảo vật quốc gia, công ty này cho biết đang chuẩn bị cho chiến lược quảng bá đến với khách tham quan.
Tra cứu thông tin trên trang Masothue , ngoài bảo tàng Nam Hồng, ông Nguyễn Thế Hồng còn là đại diện pháp luật 2 công ty khác đặt tại Bắc Ninh là Công ty TNHH Nam Hồng (hoạt động từ năm 1998) và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam Rababeka (hoạt động từ năm 2008).
Trong đó Công ty Nam Hồng có lĩnh vực kinh doanh là khai thác đá, sỏi, đất sét, và sửa chữa máy móc, thiết bị, xây dựng công trình công ích... Trên địa bàn tỉnh, Nam Hồng đầu tư dự án Khu trung tâm thể thao, trường học, các công trình công cộng, khu đô thị tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Dự án Vườn Sen) có quy mô 19,6 ha, tổng vốn đầu tư 507,7 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh nghiệp này từng bị xử phạt 70 triệu đồng vì không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định tại dự án này. Trước đó, Công ty Nam Hồng cũng bị UBND tỉnh xử phạt hành chính 250 triệu đồng do đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) ở dự án khi chưa ban hành văn bản gửi Sở Xây dựng để ra thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn theo quy định.
Ông Nguyễn Thế Hồng còn từng là đại diện pháp luật CTCP Tập đoàn IGS Việt Nam - được giới thiệu là doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài. Doanh nghiệp hiện tại đã ngừng hoạt động.
Trên các phương tiện truyền thông, không có nhiều tin tức về hoạt động của vị đại gia kín tiếng này.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo