Hằng Du Mục dắt Quang Linh đi gặp chồng cũ, một lần giải quyết hết ân oán?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Làng Lão Áp nằm ở vùng núi xa xôi, giao thông đi lại bất tiện. Chính vì thế, nhiều đàn ông ở làng Lão Áp thậm chí đã "quên" việc lấy vợ. Việc đàn ông không thể cưới vợ dẫn đến các vấn đề như dân số già, thiếu lao động ở ngôi làng này.
Tại Trung Quốc tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch lớn, nơi đây số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới nên họ rất khó khăn trong việc lấy vợ. Bên cạnh đó việc thách cưới tại Trung Quốc là một vấn đề nan giải, vì số lượng nữ giới ít nên họ thường thách cưới rất cao và không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể cưới những người mình yêu thích.
Theo truyền thông Trung Quốc, làng Lão Áo được mệnh danh là 'Làng độc thân' bởi tính đến năm 2023, ngôi làng này vẫn có khoảng hơn 100 người chưa lập gia đình từ độ tuổi 30-35. Đây chắc hẳn không phải là con số quá to lớn, thế nhưng so với tổng dân số làng là 1600 người thì nó là một điều đáng lưu ý.
Một số người đàn ông trong làng chưa tìm được bạn đời đều xoay quanh câu chuyện hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc khuyết tật về thể chất. Cùng với đó cơ sở vật chất tại làng cũng không mấy tốt đẹp khi nằm tại vị trí xa xôi, giao thông đi lại không thuận tiện và cơ sở hạ tầng kém.
Vương Nhị Hổ, người đàn ông 56 tuổi làng Lão Áp (huyện Nhạc Tây, tỉnh An Huy, phía Đông Trung Quốc), cho biết sống hơn nửa đời nhưng chưa từng yêu, chưa một lần biết cảm giác nắm tay bạn gái và chưa từng nghĩ đến chuyện kết hôn.
"Có muốn kết hôn thì ở đây cũng không có cô gái nào chịu gả, chúng tôi đều quen sống một mình", ông Vương nói.
Bên cạnh đó, cuộc sống ở làng Lão Áp không hề dễ dàng. Nằm ở vùng núi xa xôi, giao thông đi lại bất tiện và cơ sở hạ tầng lạc hậu. Phụ nữ trong làng vì thế phần lớn đều đi thành phố lớn học tập và làm việc, không muốn trở về. Có người về thì cũng mang theo chồng con trên thành phố.
Cũng bởi thôn Lão Áp tương đối nghèo, nên ở các thôn khác cũng không có người nào nguyện ý gả đến nơi này. Do đó, lấy vợ đã trở thành mục tiêu cả đời của những người đàn ông địa phương.
Câu chuyện độc thân khiến làng Lão Áp trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc. Bên cạnh những ý kiến đồng cảm, cũng có không ít bình luận chê trách đàn ông trong làng thiếu ý chí phấn đấu, quá dễ hài lòng với thực tại nên mới khiến làng không thể thoát nghèo và hình thành "truyền thống ế vợ".
Một người dùng mạng bình luận: "Tại sao họ phải ở trong làng cả đời? Tại sao những cô gái có thể ra ngoài làm việc còn nhưng những chàng trai trẻ lại không. Họ không chỉ có thể kiếm tiền, mở rộng quan hệ xã hội và có thể tìm được bạn gái".
Tuy nhiên, theo Vương Nhị Hổ, đàn ông trong làng ra ngoài làm việc cũng nhiều nhưng cũng không ít người ở lại làng chăm sóc cha mẹ già để làm tròn chữ hiếu.
"Ở nhà chỉ có bố mẹ và tôi, nếu tôi rời đi thì ai sẽ chăm sóc họ?", ông Vương nói.
Đồng quan điểm, anh Hùng Cát Căn (43 tuổi) cho biết quyết định ở lại làng để chăm sóc chú mình. Trước hiên nhà của anh Hùng, một ông già mặc quần rách, tay mò mẫm trong bát hạt ngô đã khô chuyển màu.
"Nếu tôi rời đi, ông ấy sẽ không thể tìm được thức ăn", anh Hùng nói. "Ông ấy cũng không có điều kiện để vào được viện dưỡng lão".
Anh Hùng cho biết từng nhiều lần nhờ bà mai mối tìm phụ nữ để kết hôn nhưng đều không thành công. "Qua người mai mối, một số phụ nữ đến đây xem xét rồi bỏ đi vì có ấn tượng không tốt về điều kiện trong làng".
Theo Sohu, để đến được làng Lão Áp, phải lái xe chậm trong một giờ trên con đường đất, sau đó đi bộ một đoạn ngắn trên con đường đất dốc. "Giao thông ở đây quá khó khăn. Nếu trời mưa thì gần như bị cô lập. Phụ nữ không thích sống ở nơi như thế này", anh Hùng một cư dân trong ngôi làng độc thân nói.
Ông Thượng Thụ Kình, bí thư đảng ủy làng Lão Áp, cho biết sự tồn tại của các "làng độc thân" đã dẫn đến các vấn đề như dân số già, thiếu lao động và bất ổn xã hội.
Ông nói: "Không có người trẻ, không có sức sống và không có sự đổi mới trong làng của chúng tôi. Chúng tôi cũng lo lắng rằng những người độc thân này sẽ lạc lối vì cô đơn hoặc bị một số tội phạm lợi dụng".
Con gái cúi lạy bố mẹ rồi "đá đổ" 350 triệu, tuyên bố 1 câu sau 37 năm thất lạc T.P17:10:16 16/12/2024Mới đây, một người phụ nữ ở Thương Khâu (Hà Nam, Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện xúc động khi gặp lại bố mẹ ruột của mình sau 37 năm xa cách. Nhiều người cho rằng đây là ngày vui của gia đình nhưng thực tế niềm vui đoàn tụ này lại...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo