Danh ca Lan Ngọc: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem như em gái, là ngoại lệ duy nhất
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nghệ sĩ Đức Lưu sinh năm 1939 tại Hà Nội. Bà nổi danh với vai Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" cách đây vừa tròn 40 năm
Ở tuổi 83, nghệ sĩ Đức Lưu vẫn rất mạnh khỏe và hăng hái với công tác thiện nguyện. Đặc biệt, bà còn đang háo hức chuẩn bị quay lại màn ảnh sau mấy chục năm vắng bóng.
Hiện tại, NSƯT Đức Lưu sống cùng vợ chồng người con trai út ở ngôi nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ, sau đình làng Trung Tự, Xã Đàn, Hà Nội. Nghệ sĩ Đức Lưu có cuộc sống yên hưởng tuổi già, viên mãn với vật chất đủ đầy, hai người con trai đều thành danh và yên bề gia thất, con dâu hiếu thảo, các cháu ngoan ngoãn, giỏi giang, tự kiếm học bổng đi du học Mỹ.
Một ngày của người nghệ sĩ già là đọc sách, nghe nhạc cổ điển không lời hay những bản nhạc cách mạng, các bài kinh Phật... thỉnh thoảng, bà đón bạn già tới nhà chơi hoặc bắt taxi đi gặp bạn bè. Bà cũng hay lên chùa, đi tập thiền cùng các cụ cao tuổi trong công viên Thống Nhất.
Ở cái tuổi gần đất xa trời như bà, được sống vui, sống khỏe như thế là niềm mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, đằng sau cuộc sống an nhàn ấy là nỗi niềm cô đơn của người vợ góa chồng.
Chồng nghệ sĩ Đức Lưu là GS.TS Trần Hạ Phương. Hai người gặp nhau khi cùng học tại trường Đại học Tổng hợp đầu những năm 1960. Năm 1962, họ kết hôn và chung sống hạnh phúc suốt 50 năm cho tới ngày ông qua đời.
Nghệ sĩ Đức Lưu từng 5 năm chăm chồng bị tai biến, nằm liệt giường. Nhiều lúc, vì quá vất vả và cạn tiền, bà nghĩ, chắc mình sẽ chết trước chồng. Ấy vậy mà thấm thoát đã sắp đến cái giỗ thứ 10 của người chồng quá cố.
Tuy nhiên, bà không ngồi đó để nhìn ngắm nỗi cô đơn của tuổi già. Bà năng nổ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là công tác thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa để tìm niềm vui trong cuộc sống. Gần chục năm nay, đều đặn mỗi năm, bà theo đoàn thiện nguyện đi các tỉnh miền núi để tặng quà cho các hộ nghèo, khó khăn.
Nghệ sĩ Đức Lưu kể trước ngày chồng mất, bà thường mở nhạc của nhà Phật cho ông nghe. Tiếng tụng kinh, gõ mõ cũng ngấm vào con người bà. Khi ông qua đời, bà đi theo đạo Phật và những triết lý của tôn giáo này trở thành cách bà ứng xử với cuộc sống. Trong gia đình thì giữ hòa khí, bao dung; ngoài xã hội thì quan tâm, sẻ chia với nhiều hoàn cảnh bất hạnh.
Nghệ sĩ Đức Lưu không đòi hỏi, yêu cầu các con phải lơ là công việc vì mình. Bản thân bà cũng không phải mẫu người ngồi đó để nhìn tuổi già đi qua, gặm nhấm nỗi cô đơn. Đó cũng chính là lý do nghệ sĩ Đức Lưu chăm đi, chăm tham gia các hoạt động. Vài năm nay, bà đã theo đoàn mỗi năm hai lần đi thiện nguyện ở xa. Hỏi bà có lo ngại sức khỏe không, bà nói nhiều khi mình còn khỏe hơn người trẻ và đặc biệt đó còn "phụ thuộc vào ý chí, phụ thuộc vào cái tâm của mình" như bà chia sẻ.
Mới đây, chia sẻ trên báo Vietnamnet, nghệ sĩ Đức Lưu cho biết, bà đang đi gom giày dép, quần áo để lên thăm những người dân nghèo ở Bắc Kạn. Tiền có thì cho, không có tiền thì tặng họ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Bà không làm thiện nguyện một mình mà rủ được một nhóm người cùng chung "lý tưởng", ai cũng hào hứng khi được đóng góp của cải, công sức mình để giúp những hoàn cảnh khó khăn.
" Trời cho mình khỏe mạnh thì tôi vẫn đi. Tôi rất tin vào tâm linh. Ai làm từ thiện có phúc phần, làm tốt trời thương và sẽ đền bù cho mình. Nhiều khi đi từ thiện, dù mệt nhưng tôi lại thấy mình khỏe ra", nghệ sĩ Đức Lưu nói.
Nghệ sĩ Đức Lưu tin và đi theo đạo Phật. Những triết lý của đạo Phật trở thành cách bà ứng xử với cuộc sống. Trong gia đình thì giữ hòa khí, bao dung, ngoài xã hội thì quan tâm, sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh.
Sau vai Thị Nở trong "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã 40 năm, bà không đóng phim. Sau bộ phim đó, bà về Thành ủy Hà Nội làm ở ban đối ngoại. Dù chỉ để lại dấu ấn trong lòng công chúng bằng một vai diễn duy nhất nhưng đó cũng là niềm tự hào không chỉ của riêng bà mà còn của cả điện ảnh Việt.
Trước khi đóng "Làng Vũ Đại ngày ấy", nghệ sĩ Đức Lưu tham gia diễn kịch "Đêm tháng bảy" và phim "Cô gái công trường" song không để lại dấu ấn. Phải đến vai Thị Nở, bà mới được người xem nhớ mặt, biết tên. Một trong những yếu tố giúp Thị Nở trở thành vai diễn để đời của NSƯT Đức Lưu chính là tạo hình vô cùng xấu xí của nhân vật.
Để có một Thị Nở giống như nguyên tác của nhà văn Nam Cao, nghệ sĩ Đức Lưu được đạo diễn Phạm Văn Khoa đưa đến bệnh viện Việt Đức để biến hàm răng trắng bóng thành bộ răng đen. Mũi bà cũng được đắp cao su rồi bôi phẩm đỏ ở đầu, hai bên má ngậm bông băng sao cho bề ngang rộng hơn chiều cao của khuôn mặt. Ngày ấy, cả Chí Phèo Bùi Cường và Thị Nở Đức Lưu sau khi được "phẫu thuật thẩm mỹ", trở về Hãng phim truyện Việt Nam đều không ai nhận ra.
Thậm chí, khi soi mình trong gương, nghệ sĩ Đức Lưu còn thấy buồn cười. Bà vui vì đã làm cho nhân vật Thị Nở bước ra từ những trang văn của nhà văn Nam Cao và sống mãi đến tận bây giờ. Nhiều người thắc mắc tại sao ngoài đời xinh thế mà hóa trang được thành Thị Nở xấu đến vậy. Đó, tất nhiên là nhờ tài nghệ của người hóa trang và diễn xuất như thật của các diễn viên.
Sau vai diễn, nữ diễn viên đã phải chịu không ít điều tiếng. Nghệ sĩ Đức Lưu kể: "Khi nhận vai, bạn bè bảo tôi xinh đẹp thế sao lại nhận đóng vai "ma chê quỷ hờn" nhưng đấy là họ không hiểu nghệ thuật và không hiểu tôi. Nếu sợ xấu thì đừng bao giờ đi làm diễn viên".
Một điều khá ngạc nhiên, khi phim công chiếu, có khán giả vẫn nhận ra vẻ đẹp của Đức Lưu và phản hồi: Sao Thị Nở vẫn đẹp, vai tròn lẳn, bắp chân trắng trẻo? Song đạo diễn Phạm Văn Khoa trả lời: "Xấu thế đủ rồi". Đạo diễn họ Phạm không muốn để người con gái ấy xuống sâu đáy bùn. Cô ấy phải có vẻ gì đó ngây thơ, đáng thương thì mới lay động trái tim con người ngang ngược là Chí Phèo chứ. Cũng thời đó, nhiều người xem phim xong gặp Đức Lưu thường hay đùa: "Anh chỉ muốn làm Chí Phèo của em thôi". Vai Thị Nở đã giúp Đức Lưu ghi được dấu ấn trong sự nghiệp, được người dân yêu quý. Bà cũng không ngờ, qua bao năm tháng, mình vẫn "hưởng lộc" từ vai diễn này.
"Thực sự, đối với tôi, vai diễn ấy đã thành bất tử. Tôi không thể tưởng tượng, chỉ với một vai diễn, mà tên tuổi mình còn được nhắc nhớ suốt mấy chục năm. Tôi phải gọi đó là huyền thoại mới đúng" - nữ nghệ sĩ bộc bạch. Thế nhưng, nếu được diễn lại vai Thị Nở, Đức Lưu sẽ thể hiện sâu sắc hơn bởi tầm hiểu biết của bà đã khác. Bao đời nay, phụ nữ luôn bị bạc đãi, nhất là người nghèo, lại xấu xí thì quá hẩm hiu và đau xót.
Sắp tới, nghệ sĩ Đức Lưu sẽ trở lại bộ môn nghệ thuật thứ 7 sau 40 năm vắng bóng. Bà sẽ tham gia một bộ phim về Hà Nội do nhà biên kịch Hồng Ngát chấp bút.
Phan Đạt bất ngờ tung ghi âm của Phương Lan, tốn 1,2 tỷ trả nợ cho đàn anh Hoàng Phúc12:45:03 22/12/2024Chỉ chưa đầy 1 năm kết hôn, Phương Lan và Phan Đạt đã phải thông báo đường ai nấy đi khiến khán giả tiếc nuối. Thậm chí, cả 2 còn liên tục có những động thái phản pháo, đáp trả nhau trên mạng xã hội.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo