Vụ nam sinh 16 tuổi gieo mình: Nhiều nền tảng xuyên biên giới gỡ video và thư tuyệt mệnh
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sau khi để lại xe đạp, ba lô và lá thư tuyệt mệnh, nam sinh lớp 9 nhảy xuống hồ sâu tự tử trước sự bàng hoàng của người đi đường.
Ngày 6-4, tin từ UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nam sinh nhảy hồ nước sâu thuộc địa bàn xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn tự tử vào ngày 5-4.
Trước đó, vào khoảng cuối giờ chiều ngày 5-4, một nam học sinh lớp 9 tên H. (ngụ phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn) đi xe đạp đến hồ Hao Hao (xã Định Hải), sau đó bỏ lại chiếc xe đạp, balô trên bờ rồi nhảy xuống hồ.
Chứng kiến sự việc, nhiều người dân chạy lại ứng cứu thì em H. đã chìm xuống hồ nước sâu. Tại vị trí em H. tự tử, ngoài xe đạp, balô còn có vỏ thuốc chuột và trên áo để lại thư có nội dung tự vẫn, ai nhặt được balô thì nhờ mang về theo địa chỉ nhà em H..
Chính quyền địa phương cùng người dân đã tổ chức tìm kiếm. Tuy nhiên, hồ nước sâu, trời tối nên mãi đến 9 giờ sáng nay 6-4, lực lượng chức năng mới tìm thấy thi thể của em H..
Thi thể nạn nhân sau đó đã được bàn giao về cho gia đình lo hậu sự. Được biết bố mẹ H. là giáo viên trên địa bàn thị xã, em cũng là một người rất ngoan hiền.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Vừa qua, vụ việc một nam sinh cấp 3 trèo qua ban công căn hộ ở tầng 28 tòa chung cư Văn Phú Victoria (Hà Đông) lao xuống đất dẫn tới tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Nạn nhân đang học lớp 10 tại một trường THPT chuyên có tiếng ở Hà Nội. Trước khi nhảy lầu tự tử, nam sinh có biểu hiện trầm cảm.
Trước đó, ngày 21/2 tại TPHCM một học sinh trường THPT N.H.T, Quận 4 cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Nữ sinh trên từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân của sự trầm cảm ở tuổi học đường là sự tích tụ của một quá trình diễn biến bởi tình trạng ức chế cảm xúc bị dồn nén do buồn chán những mâu thuẫn trong gia đình, do không được đáp ứng những nhu cầu của bản thân, do áp lực học tập hoặc bất hòa trong mối quan hệ bạn bè... Tổng hợp của một hoặc nhiều yếu tố khiến trẻ rơi vào bi quan nhưng không muốn chia sẻ hoặc không biết phải chia sẻ cùng ai chính là lý do dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ huynh và cả thầy cô do quá bận với công việc hoặc thiếu quan tâm nên không nhận ra những thay đổi về tâm lý của trẻ. Tình trạng trầm cảm trong lứa tuổi học đường thường bị người lớn bỏ qua do đánh đồng với những biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.
Chuyên gia tâm lý lâm sàng Nguyễn Hồng Nhã, phòng khám Tâm lý, Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TPHCM) cho biết: "Các nghiên cứu lâm sàng trong 2 thập kỷ qua cho thấy, trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Tỷ lệ trẻ bị trầm cảm thường cao hơn ở các nước thu nhập trung bình thấp và gia tăng theo từng năm. Hơn một nửa trường hợp đau lòng ở độ tuổi thanh thiếu niên được báo cáo mắc chứng rối loạn trầm cảm tại thời điểm xảy ra sự việc".
Xét ở yếu tố khách quan thì tốc độ tăng nhanh của dân số đang khiến số lượng bệnh nhân ở hầu hết bệnh lý cũng tăng theo, trong đó có bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại đã kéo theo những áp lực dẫn tới những rối loạn về sức khỏe tâm thần không ngừng gia tăng. Ngoài ra, nhận thức của xã hội còn thiếu hiểu biết cơ bản nhất về tình trạng trầm cảm ở trẻ em trong độ tuổi đến trường, điều đó khiến trẻ bị "cô độc" chống chọi với bệnh lý, nhiều trẻ không thể tự vượt qua đã tìm cách đầu hàng cuộc sống.
Theo phân tích của Thạc sĩ Phan Thị Hoài Yến, khoa Tâm thể - Bệnh viện thành phố Thủ Đức, những rối loạn tâm lý - tâm thần cũng giống như các cơn bão. Sự thay đổi thất thường về mặt cảm xúc, những cơn buồn không lý do, khó có thể tập trung vào những chuyện mình làm hay dần mất hứng thú với điều mình yêu thích là những dấu hiệu đầu tiên. Và khi bão tới thì trời sẽ nổi sấm chớp, tựa như những cảm xúc tiêu cực, những hành vi tự gây hại chính mình.
Để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần, các chuyên gia tâm lý cho rằng sự quan tâm của gia đình, thầy cô, bạn bè là yếu tố đặc biệt quan trọng, nâng đỡ tâm hồn con trẻ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Cha mẹ, thầy cô không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào thành tích học tập của trẻ để tránh gây áp lực, căng thẳng. Cần động viên, chia sẻ và sắp xếp việc học tập vui chơi một cách hợp lý, khoa học để trẻ có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí lực trong tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ, tự giác.
Diễn viên Tùng Dương gây tranh cãi: "Nên loại bỏ câu HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI khỏi sách giáo khoa" Rosé14:10:24 04/04/2022Vụ việc vạ miệng khiến anh gặp không ít rắc rối
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo