Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp

Phi Đức13:28 29/11/2023

 2  |  2 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Sau khi ra trường, nhiều người có xu hướng giữ im lặng trong nhóm lớp cũ, mỗi dịp họp lớp cũng không thấy mặt, những nhóm lớp thì không rời, thỉnh thoảng còn xem tin nhắn rất hăng. Lý do là gì?

Bạn là kiểu người như thế nào sau tốt nghiệp? Có phải là người sẽ lẳng lặng rời nhóm lớp chỉ vì thỉnh thoảng nhận được thông báo tin nhắn "tào lao"? Hay sẽ là người luôn luôn hăng hái trò chuyện và chưa từng vắng mặt trong các buổi họp lớp? Dù bạn là ai trong số đó thì chắc chắn tập thể của bạn cũng sẽ có một nhóm người dù không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng cũng tuyệt đối không rời nhóm lớp. Nhóm người đó thường sẽ có những tâm lý này.

1. Không có chủ đề chung nhưng cũng không muốn rời nhóm

Khi còn đi học, thế giới quay quanh ta là gia đình - thầy cô - bạn bè. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp, cuộc sống của mỗi người cũng từ đó mà thay đổi theo một quỹ đạo khác nhau. Cũng chính vì thế mà ngày càng ít chủ đề để trò chuyện.

Dù có kỷ niệm thanh xuân là những điểm chung sâu sắc, thế nhưng khi những hoài niệm kết thúc chúng ta sẽ ngay lập tức trở lại sự trống rỗng hiện tại. Thực tế là ngoài chuyện quá khứ ra, chúng ta chẳng còn điều gì mới mẻ để cùng hàn huyên. Từ đó tạo ra những khoảng cách vô hình giữa những người bạn cũ không còn gặp mặt thường xuyên.

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 1

Khi cuộc sống của mỗi người dần thay đổi thì tư duy, nhận thức và lý tưởng cũng dần trở nên khác nhau. Mỗi người ở một thành phố khác nhau, làm một công việc khác nhau, vấn đề tài chính kinh tế khác nhau, tham vọng khác nhau, dẫn đến những quan điểm khác nhau.

Cũng vì thế, chẳng biết từ khi nào nhóm lớp đã trở thành nơi tụ tập quảng cáo, người trò chuyện ngày càng ít, liên kết xin like, bình chọn cho cho con ai, các loại thông tin... ngày càng nhiều.

Những người không nói chuyện trong nhóm, cũng sẽ lặng lẽ like, bình chọn... Không rời khỏi nhóm, chính là muốn giữ lại kỷ niệm về tình bạn cũ, biến nó thành một nguồn động viên, khích lệ bản thân.

2. Quá bận rộn để duy trì các mối quan hệ

Cuộc sống sau khi tốt nghiệp chắc chắn có nhiều thay đổi. Người bận rộn học tập, người chăm chỉ k.iếm t.iền, người chạy theo những hoài bão riêng, người bận vun vén gia đình... Ai nấy đều có áp lực riêng, khó khăn riêng, ai nấy đều lo chạy đua với thời gian, đến mức thậm chí chẳng còn thời gian cho chính mình. Vậy thời gian đâu để những người đó tán gẫu, trò chuyện trong nhóm lớp cũ?

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 2

Những tin nhắn nhóm liên tục xuất hiện, giống như một cuộc làm phiền giữa cuộc sống bận rộn, vì vậy họ chọn tắt thông báo nhóm. Một ngày nọ, khi rảnh rỗi mở ra, có đến 99 tin nhắn, cuộc hội thoại từ trước đến nay, họ không biết nên bắt đầu từ đâu, hoặc đã bỏ lỡ những chủ đề họ quan tâm từ lâu. Chỉ có thể im lặng tắt cửa sổ trò chuyện.

Cuộc sống cuối cùng sẽ trở lại hiện thực, dù mối quan hệ bạn cũ có thân thiết đến đâu thì cũng khó có thể giữ liên lạc mọi lúc, phần lớn thời gian của một người vẫn sẽ dành cho công việc và gia đình. Và nếu có bạn bè thì đa số đều là những mối quan hệ mới.

3. Không muốn tham gia nhưng sợ "thô lỗ" nếu rời khỏi nhóm

Cuộc sống thay đổi, vòng tròn mối quan hệ thay đổi, quan điểm sống thay đổi sẽ khiến một tập thể từng nhất quán cách xa nhau hơn.

Những hoàn cảnh và trải nghiệm khác nhau dẫn đến những nhận thức khác nhau. Khi trò chuyện trong nhóm không có ai trả lời chủ đề bạn nêu ra, quan điểm của bạn bè khiến bạn khó chịu, ai cũng nói về chuyện riêng của mình và dường như họ đến từ hai thế giới khác nhau.

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 3

Dần dần, một số người bắt đầu im lặng, họ cũng trân trọng tình bạn ngày xưa, nhưng lại không tìm được cảm giác thân thuộc trong nhóm, cảm thấy mình không hòa hợp với những người khác nên họ quyết định giữ khoảng cách.

Quan điểm khác nhau, không thể gượng ép dung hòa, có nói bao nhiêu cũng chỉ lãng phí thời gian. Không tìm được người cùng tần số, họ chọn cách im lặng.

4. Nhạy cảm và sợ xấu hổ

Lại có những người khi nhìn vào nhóm chat, rất muốn liên lạc, muốn trò chuyện cùng mọi người. Nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu, trong đầu thì ngập tràn nỗi sợ về việc không ai phản hồi, không ai quan tâm.

Sự thật là có những trường hợp khi mình không nói, mọi người đang nói chuyện hết sức sôi nổi, nhưng chỉ cần bản thân lên tiếng, mọi người đều trở nên im lặng. Nhìn thấy một đề tài thú vị, bất ngờ muốn nói một câu, nhưng nhận thấy rằng người khác đã thảo luận chủ đề khác, chỉ có câu chuyện của mình là không ai phản ứng, như chưa ai thấy...

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 4

Cũng chính vì thế mà mỗi lần gửi tin nhắn trong nhóm, họ phải suy nghĩ về ý kiến của người khác, cùng lúc còn nghi ngờ chính bản thân, những suy nghĩ này khiến họ cảm thấy thất vọng và mệt mỏi.

Những người thuộc nhóm này thường có tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng, trong quan hệ xã hội, họ thường xuyên quá chú tâm vào mỗi lời nói và hành động của bản thân, cũng như quan tâm đặc biệt đến phản hồi từ người khác.

Họ không phải là người không muốn nói chuyện trong nhóm, mà là không biết nói như thế nào, hoặc là sợ nói sai. Mọi người đều khao khát được chú ý, được yêu thích, và một khi bị lạc lõng, họ chọn cách im lặng.

Nhưng thay vì quan tâm đến những đ.ánh giá của người khác, tốt hơn hết họ nên quan tâm nhiều hơn đến thế giới nội tâm của chính mình để có thể mái hơn.

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 5

Thời gian, mối quan hệ xung quanh mỗi người là có hạn, khi gần với một số người, có thể sẽ xa cách với một số người khác.

Nếu có sự hợp ý lẫn nhau, và sau khi ra trường vẫn thân thiết, hãy trân trọng mối quan hệ này. Nếu không thường xuyên liên lạc và dần trở nên xa cách, không còn có tiếng nói, chủ đề chung, không cần phải hối tiếc, hãy lưu giữ kỷ niệm về quá khứ này và chuẩn bị bước vào cuộc gặp gỡ với những người bạn tốt hơn, phù hợp.

Kết bạn được với bao nhiêu người không quan trọng, có một tình bạn đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc mới là điều quan trọng.

Nắm bắt tâm lý hội người không nói chuyện trong nhóm lớp, không đi họp lớp nhưng không rời nhóm lớp - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Mang con đi xét nghiệm ADN từ 'dấu hiệu lạ' sau buổi họp lớp của vợ

Tin tài trợ
Thấy vợ thường xuyên nhắn tin cho bạn trai cũ học cùng cấp 3, anh Hải (Hà Nội) nảy sinh nghi ngờ. Anh quyết định xét nghiệm ADN của mình và con trai.

Cặp đôi chênh lệch ngoại hình yêu trong giấu giếm suốt 3 năm, cố gắng để chứng minh tình yêu

Tin tài trợ
Người ta vẫn thường nói ghét của nào trời trao của ấy thực sự không sai tí nào. Từ ghét, Hòa cảm mến chàng trai trẻ trâu, hách dịch lúc nào không hay. Và điều mà cô thích nhất ở Hiếu chính là cách nối chuyện và lối suy nghĩ của anh chàng.

Ủng hộ vợ đi họp lớp, tôi hối hận vì thái độ của cô ấy khi trở về

Tin tài trợ
Trong khi nhiều ông chồng kêu ca, lo lắng chuyện vợ đi họp lớp hay hội khóa, tôi lại suy nghĩ khác. Ai cũng cần có khoảng trời và bạn bè của mình.

Vợ thông báo đi họp lớp, chồng bỗng nổi giận

Tin tài trợ
Buổi tối, sau bữa cơm, tôi bảo với chồng: Cuối tháng này, lớp em tổ chức họp lớp 20 năm ra trường. Em sẽ gửi con nhờ bà nội trông vài ngày để về quê nhé .

Chủ tịch Trung Quốc gặp mặt "người bạn cũ" Bill Gates

Tin tài trợ
Trong cuộc gặp đầu tiên với một doanh nhân nước ngoài sau nhiều năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi tỷ phú Bill Gates là một người bạn cũ và bày tỏ hy vọng có thể hợp tác để có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ.

Nỗi buồn họp lớp dịp lễ: Hứa hẹn đủ điều giờ nhắn tin không ai seen

Tin tài trợ
Hầu hết mọi người thường hay có thông lệ cứ đến dịp nghỉ lễ dài ngày, rãnh rỗi thì sẽ tổ chức các buổi họp lớp để cùng nhau ôn lại các câu chuyện, kỷ niệm cũ. Tuy nhiên không phải buổi họp nào cũng có đông đủ thành viên. Nhiều người vì trưởng thành, bận rộn công việc gia...

Drama họp lớp: Lúc khoe t.iền hết mình tới lúc thanh toán "hết hồn"

Tin tài trợ
Sau khi ra trường, đi làm ai cũng có cuộc sống riêng, để duy trì được những buổi hợp lớp đều đặn hàng năm không phải điều dễ dàng. Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới được nhiều lớp lựa chọn vì được nghỉ khá dài ngày. Tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều người khó xử. Không đi thì bị...

Đến hẹn lại lên chuyện họp lớp 30/4: "Cuộc thi" xem ai giàu hơn

Tin tài trợ
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp lễ, Tết, các nhóm lớp học cũ lại hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhóm chat lớp cấp 3 của tôi cũng nhảy thông báo không ngừng. Tất nhiên, người đứng lên khởi xướng kêu gọi mọi người đi họp...

Lớp trưởng xin từ chức sau hơn 10 năm ra sức kêu gọi họp lớp

Tin tài trợ
Tôi tốt nghiệp phổ thông hơn 10 năm. Sau khi hoàn thành chương trình đại học, tôi về làm viên chức ở quê nhà Đồng Nai. Các bạn học phổ thông của tôi đa số đều có công việc ổn định...

Kinh ngạc với món quà do bạn cũ tặng trong buổi gặp mặt đầu năm

Tin tài trợ
Các thành viên trong lớp phổ thông của tôi rất thân thiết nhau. Trước khi chia tay vào cuối năm học 12, chúng tôi đã cùng thống nhất mỗi năm sẽ họp lớp 1 lần vào dịp sau Tết. Cứ thế, chúng tôi duy trì điều tốt đẹp này được 10 năm nay rồi...

Tình hình họp lớp không của riêng ai: Lời hẹn ước nay còn đâu

Tin tài trợ
Những ngày đầu năm mới, ngoài đoàn tụ bên gia đình, mọi người còn đi chơi, gặp mặt bạn bè sau nhiều năm xa cách...
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarmiduchưa biết