Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng.
Đặc biệt là sau khi có người tình cờ phát hiện ra đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ ông vào năm 1974.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở khu vực núi Linh Sơn, thuộc Lâm Đồng, Tây An, tây bắc Trung Quốc. Ngôi mộ hình vuông, mái phẳng, cao 76m, rộng 345m, dài 350m, theo hướng bắc-nam, có diện tích 120.750m2.
Trong khi phần lớn quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được các chuyên gia khảo cổ khám phá, nhưng bên trong lăng mộ 2.200 năm tuổi cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Giới khoa học không dám xâm nhập lăng mộ Tần Thủy Hoàng dù rằng lăng mộ hứa hẹn ẩn chứa những thông tin lịch sử vô cùng giá trị.
Người ta cho rằng tồn tại "lời nguyền chết chóc" bảo vệ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trước những kẻ đột nhập. Nguyên nhân là do Tần Thủy Hoàng được chôn cất cùng rất nhiều vàng bạc và châu báu quý giá. Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm chiếm của những tay trộm mộ, Tần đế đã cho thiết kế nhiều cạm bẫy chết người bên trong lăng mộ của chính mình.
Theo lời đồn đại, một kẻ đứng đầu nhóm trộm mộ từng vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Hắn vô tình nhìn thấy một cảnh tượng thần bí trong cung điện dưới lòng đất của vị Hoàng đế này liền quay đầu bỏ đi. Hắn đã nhìn thấy gì?
Đầu tiên, hắn ta nhìn thấy một lượng thủy ngân khổng lồ tràn ngập toàn bộ cung điện dưới lòng đất. Sau đó anh ta nhìn thấy một hài cốt nữ ở trung tâm của cung điện ngầm dường như đang nói chuyện với ai đó. Quá sợ hãi kẻ này liền quay đầu bỏ đi và từ đó cũng "rửa tay gác kiếm", trở về cuộc sống bình thường.
Như chúng ta đã biết, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một dòng sông thủy ngân và hàng loạt những cái bẫy chết người. Người ta tin rằng bên trong lăng mộ có chứa những cỗ máy bắn tên tự động, ngoài ra còn chứa những bẫy không khí là chất thủy ngân cực độc.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy lượng thủy ngân ở đây trong lăng mộ cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.
Việc mở ngôi mộ cũng có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm chết người và tức thì. Trong một tài liệu được viết khoảng 100 năm sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, nhà sử học Trung Quốc cổ đại Tư Mã Thiên giải thích rằng ngôi mộ cài rất nhiều bẫy để giết bất kỳ kẻ xâm nhập nào.
"Những tượng lính cầm sẵn nỏ và tên để bắn bất cứ ai bước vào lăng mộ. Thủy ngân được sử dụng để mô phỏng hàng trăm con sông. Trong đó có sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn. Chúng được thiết lập để chảy một cách cơ học", nhà sử học Tư Mã Thiên viết.
Chính vì thế, cho đến nay, các chuyên gia, nhà khoa học chưa thể tiếp cận khu vực có những dòng sông thủy ngân vì quan ngại mối nguy hiểm chết người của nó. Xuất phát từ điều này, các chuyên gia chỉ có thể thực hiện các kiểm tra, nghiên cứu từ xa.
Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 TCN, tên thật là Doanh Chính - vị vua thứ 36 của nước Tần. Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên ghi lại, Tần Thủy Hoàng lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính.
Khác với các vị đế vương khác của nhà Tần, sau khi trị vì đất nước, Tần Thủy Hoàng tham vọng thâu tóm 6 nước chư hầu, tự xưng là Hoàng đế. Năm 38 tuổi, Tần Thủy Hoàng thực sự làm được điều đó.
Sau khi thống nhất bờ cõi lập nên nước Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của lịch sử. Ông xưng đế được 12 năm, sau đó qua đời vào năm 210 TCN (49 tuổi) vì bệnh nặng.
Từ khi sinh ra, Tần Thủy Hoàng đã có số phận đầy sóng gió khi mẹ là Triệu Cơ, một tiểu thiếp được Lã Bất Vi dâng cho 1 công tử Doanh Dị Nhân nhà Tần. Không lâu sau, Triệu Cơ mang thai và sinh ra Doanh Chính.
Thuở nhỏ, Doanh Chính cùng mẹ phải lưu lạc ở nước Triệu, chịu mọi cay đắng tủi nhục. Sau này khi trở về nước Tần, nhận Dị Nhân làm cha - lúc này đã là Tần Trang Tương Vương, Doanh Chính trở về báo thù hết những kẻ đã bắt nạt mình.
3 năm sau khi đăng cơ, Tần Trang Tương Vương qua đời, truyền lại ngôi cho Thế tử Doanh Chính. Bất chấp những lời bàn tán về nguồn gốc xuất thân, ông đã chứng minh bản thân là một vị vương giả vĩ đại bằng chính thực lực của mình.
Câu chuyện thuở nhỏ và hành trình chinh phạt 6 nước chư hầu của Tần Thủy Hoàng nhanh chóng trở thành truyền kỳ trong lịch sử. Từ đó, dân chúng cũng thêu dệt thêm nhiều đồn đoán, truyền thuyết dân gian về quá trình ông trị vì đất nước, lưu truyền đến tận sau này.
Hậu thế vừa tò mò, khiếp sợ, vừa không khỏi thán phục trước những thành tựu to lớn của vị Hoàng đế đầu tiên tại Trung Hoa.
Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám? JLO17:13:41 02/01/2024Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo