Cô giáo tiểu học viết thư từ chối quà 20/11, 1 hiệu trưởng đưa ý kiến bất ngờ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trưa 21/5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh về hiện tượng hào quang trên bầu trời. Theo những hình ảnh ghi lại, mặt trời được bao quanh bởi một quầng sáng nhiều màu sắc, tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp mắt và kỳ ảo.
Hiện tượng này được thấy rõ nhất tại TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương... Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, hào quang trên đã thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận. Thậm chí, có người còn nhận định đây là một điềm báo trước về thiên tai.
Theo ghi nhận, hiện tượng hào quang xuất hiện rõ nét nhất vào lúc từ 10h30 đến 11h, trưa 21/5. Đặc biệt, vòng hào quang bao quanh Mặt Trời đã tạo nên một khung cảnh vô cùng bắt mắt trên bầu trời.
Sự xuất hiện của quầng mặt trời đã nhanh chóng trở thành "cơn sốt" trên mạng xã hội. Nhiều người đã tranh thủ chụp ảnh, quay video và chia sẻ những khoảnh khắc độc đáo này.
Trước đó một ngày, những người dân sống tại khu vực Đồng Nai cũng bắt gặp được vầng hào quang rực rỡ trên bầu trời tương tự người dân miền Bắc. Khu vực thấy rõ nhất về hiện tượng này tại các huyện như: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc...
Những bức ảnh với cách tạo dáng độc đáo cùng vầng hào quang đã được lan rộng tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội. Một số cư dân mạng còn hài hước đăng tải hình ảnh kèm nội dung như "tự dưng được giác ngộ", "la hán hạ phàm" khiến cho hiện tượng này thêm phần thú vị.
Không dừng lại ở đó, cư dân mạng còn cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh vầng hào quang với những ý tưởng hài hước khác như hình ảnh vầng hào quang của tiền, vầng hào quang của bia - một thức uống giải nhiệt thú vị trong mùa hè nóng bức.
Hào quang mặt trời xảy ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển, tạo thành một quầng sáng màu trắng hoặc nhiều màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đây là một hiện tượng quang học bình thường trên bầu trời.
Theo các nhà khoa học, quầng mặt trời thường xuất hiện vào buổi trưa trong những ngày nắng. Mặc dù không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng sự xuất hiện của nó không tuân theo quy luật nhất định và không liên quan đến các hiện tượng thiên tai.
Vầng hào quang bao quanh Mặt Trời là những vòng ánh sáng bao quanh Mặt Trời, thường xuất hiện khi có một lớp mây mỏng trên bầu trời. Sự kết hợp giữa Hóa học, Vật lí và Hình học là nguyên nhân chính tạo ra quầng Mặt Trời. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra cả với Mặt Trăng.
Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, quầng hào quang còn có tên gọi là quầng 22 độ. Hiện tượng quang học này xảy ra trong khí quyển Trái Đất ở khu vực lân cận đĩa sáng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá).
Ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (do Mặt Trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một thấu kính phân kì, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh đĩa sáng. Hiện tượng này thường được quan sát phổ biến ở Mặt Trăng và ít gặp hơn ở Mặt Trời.
Vì nó xảy ra vào thời điểm không khí ít hơi nước, khó mưa nên người Việt xưa mới có câu "Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa" - quầng trong câu này là chỉ quầng 22 độ của Mặt Trăng. Còn ở Mặt Trời, tuy ít xuất hiện hơn nhưng nó cũng không phải quá hiếm. Những người thích chụp ảnh thiên nhiên thường có những bức ảnh thú vị khi có hiện tượng này quanh đĩa sáng Mặt Trời.
Hiện tượng này xuất hiện có thể có nhiều màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, lượng nước trong không khí, bụi bẩn... do vậy ở mỗi nơi, mọi người có thể thấy hào quang với nhiều màu sắc khác nhau.
Hào quang là một hiện tượng tương đối phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng quan sát được. Để có thể nhìn thấy hào quang rõ ràng cần có điều kiện thời tiết thuận lợi và vị trí quan sát phù hợp.
Tìm hiểu thêm từ các tài liệu khoa học cho thấy, hiện tượng quầng mặt trời hay còn gọi là vầng hào quang xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị che chắn bởi các đám mây Cirrostratus (Cs). Loại mây này thường tồn tại ở độ cao trên 6000 m và được cấu tạo bởi những tinh thể đá mỏng, tạo nên hiện tượng mờ nhạt che phủ bầu trời xanh khi ánh nắng xuyên qua. Hào quang có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ các vòng tròn màu trắng hoặc nhiều màu sắc cho tới các cung tròn và điểm sáng trên bầu trời.
Chiều ngày 12/5, phía tây TP.HCM lại xuất hiện những đám mây hình cầu vồng đầy màu sắc trên bầu trời. Được biết, đám mây tuyệt đẹp đó duy trì suốt một giờ đồng hồ và dần tan biến khi mặt trời dần lặn.
Cũng theo các chuyên gia khí tượng, hiện tượng đám mây vừa qua có tên là mây ngũ sắc, được xếp vào loại hào quang trong khí tượng. Những đám mây hình cầu vồng này sẽ xuất hiện khi có sự nhiễu xạ, làm cho các hạt mây hoặc những tinh thể băng kích thước nhỏ, cấu trúc riêng lẻ tán xạ ánh sáng. Còn các tinh thể băng lớn hơn dù không tạo được ngũ sắc vẫn có thể gây ra ánh hào quang mà chúng ta có thể nhìn thấy.
Sư Minh Tuệ 'bỏ nồi' vì dân theo 'như kiến', Nguyễn Sin réo 'chị 2' vào cuộc? Mỹ Hoa09:09:25 20/11/2024Trên website công ty của anh trai ông Lê Anh Tú (trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã công bố bản thông báo bằng đơn viết tay của ông Minh Tuệ về việc sẽ tạm ngưng đi khất thực trong thời gian tới.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo