Trang Kim Sa: cô đào chuyển giới nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh xế chiều ra sao?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài động vật có khả năng tự chuyển đổi giới tính một cách linh hoạt. Dưới đây là một số loài chúng ta thường thấy và cách mà chúng chuyển mình từ cái thành đực, hoặc ngược lại.
Ở loài lươn, người ta nhận thấy hiện tượng những con lươn to, dài đều không có trứng, trong khi đó buồng trứng lại chỉ có mặt trong những con lươn nhỏ hơn.
Đó là vì tí.nh đực và cái của giống lươn hoàn toàn khác với các loài cá.
Đa số các loài cá khi mổ ra nếu không có buồng trứng (cái) thì phải có ti.nh hoàn (đực), dù là cá nhỏ hay cá lớn. Sự khác biệt giữa giống cái và giống đực ở các loài cá rất rõ ràng và vĩnh cửu.
Đối với lươn thì khác hẳn. Từ khi trứng lươn nở thành lươn con, con nào cũng có buồng trứng. Nói một cách khác, tất cả lươn con là lươn cái. Nhưng khi các con lươn con lớn lên phát dục và đẻ trứng xong, buồng trứng của lươn bắt đầu có thay đổi. Các mô trước đây sản sinh ra tế bào trứng sẽ chuyển hoá thành túi sinh ti.nh trùng. Hiện tượng này trong khoa học gọi là "chuyển ngược giới tính". Vì nguyên nhân đó nên những con lươn lớn đều là lươn đực.
Đặc tính này của lươn được các nhà khoa học gọi là "đảo ngược giống". Lươn cái sau 1 lần đẻ, buống trứng sẽ chuyển hóa thành ti.nh hoàn, từ giống cái trở thành giống đực, vĩnh viễn không đẻ trứng nữa. Đối với cả một chủng tộc mà nói, mỗi năm đều có một lô lươn cái tiến hành đẻ trứng, vậy mỗi năm cũng lại có một tốp lươn đực hình thành, như vậy có thể bảo tồn sự tiếp tục của giống nòi.
Ếch
Sự thay đổi giới tính ở ếch không được coi là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại thường xuyên xảy ra ở loài ếch cây xanh. Theo National Geographic, ô nhiễm là một trong những yếu tố được quan sát là góp phần vào sự thay đổi giới tính ở ếch - đặc biệt là sự hiện diện của thuốc diệt cỏ và estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, những điều này chỉ khiến ếch đực biến thành ếch cái chứ không phải ngược lại.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng ếch cũng đảo ngược giới tính của chúng trong môi trường tự nhiên. Nhà nghiên cứu Rick Shine giải thích: "Đây không chỉ là một câu chuyện về ô nhiễm - thay vào đó, nó gợi ý rằng loài ếch có thể điều chỉnh giới tính của chúng để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sinh sống". Sau khi nghiên cứu ếch xanh trong 18 ao khác nhau, các nhà khoa học đã quan sát thấy trung bình chỉ có dưới 5% ếch thay đổi giới tính. Tuy nhiên họ không thể xác nhận được nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến điều này, và không rõ tại sao tại một ao có tới hơn 10% ếch chuyển đổi giới tính .
Nhưng nhà nghiên cứu Max Lambert chỉ ra một mục tiêu tiềm năng: Thay đổi giới tính (chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của ếch) có thể phát triển sự đa dạng di truyền và loại bỏ một số đột biến xấu trong quá trình sinh sản. Dù nguyên nhân và tác động của việc chuyển đổi giới tính ở ếch là gì, thì cho tới nay vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về những loài lưỡng này.
Cá hề
Loài cá này sống trong một chế độ xã hội khắc nghiệt. Nếu một trong những con gây giống chủ chốt bị mất đi, kích cỡ, vị thế và cả giới tính của các con khác sẽ nhanh chóng thay đổi để lấy lại thế cân bằng của cả nhóm.
Cá hề (clownfish) có cơ thể màu da cam với ba vạch màu trắng. Phần lớn chúng sống trong những vùng nước nông ở Ấn Độ Dương, Biển Đỏ và phía Tây Thái Bình Dương.
Theo Mother Nature Network, cá hề là động vật lưỡng tính với khả năng sinh sản giống cả con đực và con cái. Một điều thú vị là đến một kích thước và điều kiện thích hợp, cá hề sẽ có khả năng chuyển đổi giới tính
"Nếu con cái đầu đàn của cả nhóm chết, con đực đầu đàn sẽ thay đổi giới tính và trở thành con cái gây giống. Trong khi đó, một con thường dân khác lớn nhất lại được nâng cấp lên trở thành con đực gây giống", nhà sinh vật học Peter Buston tại Đại học Cornel cho biết.
Ở một số sinh vật, chẳng hạn như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism. Đây là kết quả từ một lỗi gen di truyền trong quá trình phân chia tế bào ban đầu.
Bướm là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), có nhiều loại, ít màu cũng có mà sặc sỡ nhiều màu sắc cũng có. Thường chúng sống gần các bụi cây nhiều hoa để hút phấn hoa, mật hoa, góp phần trong việc giúp hoa thụ phấn. Bướm ngày nhiều khi gọi tắt là bướm hay bươm bướm, mặc dù bướm có thể chỉ đến bướm đêm (ngai ngài).
Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc nâu khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên. Những màu xấu xí này sẽ dùng để ngụy trang khi cánh của nó xếp lại. Điều này sẽ giúp nó thoát khỏi con mắt săn lùng của các loài chim và sâu bọ khác.
Từ "mắt vũ trụ" nhìn về quá khứ: Khám phá chấn động về loài người? Khang Trần16:52:37 04/01/2025Kính viễn vọng Hubble của NASA/ESA ghi lại hình ảnh về thiên hà xoắn ốc NGC 2566, được mệnh danh là Mắt Vũ Trụ, trong khi đó, các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã khai quật một hóa thạch, hé lộ về tổ tiên xa xưa của nhiều loài động vật...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo