Lời kể thanh niên ôm cây chuối thoát nạn vụ cầu Phong Châu, xuất hiện người hùng
Sự việc đang khiến toàn cõi mạng rúng động trong những ngày qua là câu chuyện đau lòng xảy ra tại Phú Thọ, chiếc cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng bất ngờ sụp đổ khiến nhiều người không thể thoát. Lời kể của người trở về ai cũng sợ hãi.
Chiều 9/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang đã tới Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) thăm hỏi, động viên những người bị nạn trong vụ cầu Phong Châu.
Báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tam Nông cho biết đơn vị đang điều trị cho 3 người trong vụ cầu Phong Châu. Hiện sức khỏe, tinh thần ổn định. Ông Trần Quang Phương yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Tam Nông tập trung mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.
Sau hơn 6 giờ xảy ra vụ việc, tinh thần anh Phan Trường Sơn (trú huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã dần ổn định. Trong 3 người bị thương đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, anh Sơn là người bị thương nặng nhất.
Nhớ lại thời điểm xảy ra vụ sập cầu, ánh mắt vẫn chưa hết sợ hãi, anh Sơn kể, sáng 9/9, anh từ huyện Tam Nông sang huyện Lâm Thao để giải quyết công việc. Đến khoảng 9h45, anh về nhà. Trong lúc đi đến cầu Phong Châu, anh Sơn nghe thấy tiếng "uỳnh uỳnh" nhưng nghĩ do xe tải hạng nặng đang đi trên cầu.
Chưa kịp định hình cầu xảy ra chuyện gì, anh thấy mình đã ở dưới nưới. "Xuống sông, tôi thấy mình chìm nên cố gắng ngoi lên mặt nước. Lúc đấy, mặc dù đã ngoi đến mặt nước nhưng tôi không dám nghĩ mình còn sống để trở về vì nước chảy quá xiết", vẻ mặt vẫn chưa hết sợ hãi, anh Sơn kể.
Trong khi đang chới với giữa dòng nước chảy xiết, anh may mắn bám vào được cây chuối. Sau khoảng 4-5km trôi theo dòng nước, anh được người dân đi thuyền ra cứu. "Vào đến viện tôi mới nghĩ mình còn sống. Lúc ôm cây chuối trôi theo dòng nước tôi rất hoảng loạn, cứ nghĩ mình không còn được về với gia đình", rưng rưng nước mắt, anh Sơn nói.
Vẫn chưa hoàn hồn sau vụ sập cầu, anh Nguyễn Minh Hải kể, khoảng 9h50 ngày 9/9, anh cùng đồng nghiệp là Bùi Quý Trọng (trú xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đi làm từ huyện Lâm Thao về nhà.
Khi đi gần hết cầu Phong Châu, anh Hải thấy xe tải hạng nặng đi qua và cây cầu xảy ra rung lắc mạnh. "Xe tải đi qua được 1-2 giây tôi nghe tiếng rầm rầm rồi cầu bất ngờ đổ sập. Lúc này, tôi đang cầm lái còn anh Trọng ngồi phía sau. Vừa định hình cầu bị sập, tôi nghĩ mình xong đời rồi bởi tôi không biết bơi mà nước lại chảy rất xiết", vừa dứt lời, anh Hải đỏ hoe mắt nhìn sang người đồng nghiệp ngồi bên cạnh.
"Đến bây giờ tôi vẫn run, thực sự mình quá may mắn khi thoát nạn. Lúc ngoảnh lại, cầu đã rơi, trên cầu khoảng 7-10 phương tiện giao thông đang di chuyển qua, giờ tôi chỉ biết cầu mong tất cả mọi người đều bình an", anh Hải nhớ lại.
Nhớ lại giây phút trên cầu Phong Châu, anh Khanh - người hùng cứu người vẫn chưa hết bàng hoàng. Theo nhâ.n chứn.g, vào thời điểm đó anh đang ở trong nhà thì thấy mọi người hô to. Ngay lập tức, anh chạy ra ngoài, nhìn về phía thượng nguồn. Lúc này, cây cầu có tuổ.i đời 29 năm đã không còn.
Nhìn ra dòng nước đục ngầu đang cuồn cuộn chảy, Khanh thấy rất nhiều cây gỗ lớn, rác bị cuốn đi. Chừng 7 phút, nam thanh niên tiếp tục nhìn thấy một người đàn ông đang cố gắng bám chặt lấy thân cây đang chới với giữa dòng.
"Mọi thứ vô cùng nhanh. Mọi người liên tục kêu cứu. Lúc này, tôi không nghĩ được nhiều, chỉ biết chạy ra con đò của gia đình rồi điều khiển phương tiện nhanh nhất để cố gắng tiếp cận", anh Khanh kể tiếp.
Do lũ lớn, tốc độ dòng chảy nhanh, con đò đã rất khó khăn mới tới gần được người bị nạn. "Khoảng cách từ bờ ra đến vị trí cứu hộ chừng 4-500m", anh Khanh hồi tưởng. Chỉ ít phút sau, người này đã được đưa lên thuyền trong trạng thái vô cùng hoảng loạn; người có nhiều vết thương nghiêm trọng.
Danh tính các nạ.n nhâ.n đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu Tin tài trợĐến thời điểm hiện tại đã xác định được danh tính 8 nạ.n nhâ.n mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào sáng nay (9/9).
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo