"Cô hồn sống" giật phăng con gà trên tay gia chủ, cái kết bất ngờ, CĐM ngán ngẩm
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Gần đây, một bức ảnh được cho là của vị tiểu thư thời Thanh cùng 2 nha hoàn đã nhận về nhiều sự chú ý. Nhan sắc kiều diễm nhưng có một chi tiết nhỏ khiến người ta rùng mình.
Nhà Thanh hay còn được gọi là Mãn Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Những bức ảnh cũ được chụp lại ở thời điểm này luôn là tư liệu quý giá mang đến cho đời sau cái nhìn thực tế hơn, khác hẳn những cảnh tượng thường thấy trong các bộ phim nổi tiếng.
Đặc biệt, có một bức ảnh chụp 3 bé gái triều Thanh đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Dù 3 cô bé trạc tuổi nhau, nhưng qua cách ăn mặc hoàn toàn có thể phần nào đoán ra thân phận khác biệt rõ rệt. Cô bé ở giữa ngồi trên ghế, quần áo sạch sẽ, gương mặt nhẹ nhàng với nhiều trang sức tinh xảo đeo trên người khiến nhiều người khẳng định đây chính là tiểu thư của một gia đình quyền quý.
Ngoài ra, dân tình còn suy đoán cô bé đứng bên phải bức ảnh có lẽ là nha hoàn nhất đẳng - những nha hoàn thân cận và ở một vị trí cao hơn. Bởi cô bé này chân có mang giày và đeo một số trang sức trên người. Cuối cùng, cô bé đứng bên trái có thể là người với địa vị thấp nhất khi hoàn toàn đi chân đất, không đeo trang sức, quần áo cũng là vải với chất liệu khá thô và nhăn nhúm.
Song, điều khiến người ta chú ý hơn cả là bàn chân "gót sen" được bó chặt trong đôi giày nhỏ của tiểu thư. Đây là biểu tượng cho sắc đẹp và sự quyền quý của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến xưa kia. Tuy nhiên, tục lệ này cũng gây tranh cãi không ít vì quá nhẫn tâm.
Tục bó chân gót sen của Trung Quốc
Những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như "gót sen" hay "gót huệ". Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến người phụ nữ đi không vững, giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Được biết, tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến. Nhiều người cho rằng, tục lệ này đã phần nào phản ánh rõ quan niệm, định kiến xã hội của người Trung Quốc xưa.
Để có được đôi chân bó nhỏ nhắn "gót sen ba tấc", người phụ nữ xưa đã phải chịu đa.u đớ.n suốt một thời gian dài. Mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi mới 2 - 5 tuổi, khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để b.ẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị b.ẻ gãy, tiếp đến cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải.
Băng vải sẽ được tháo ra định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn. Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm v.ỡ ná.t các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn phải bắt buộc đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoạ.i t.ử do nhiễ.m trùn.g. Điều này khiến ai nghe cũng phải rùng mình vì quá tàn nhẫn.
Theo nhiều tài liệu, người đầu tiên khởi xướng tục bó chân là một cung phi thời Nam Đường (937 - 975). Chính điệu múa với bàn chân quấn lụa của cung phi kia đã làm xiêu lòng hoàng đế và khiến những cung phi khác bắt đầu làm theo. Dần dần, tập tục này lan ra nhiều vùng tại Trung Quốc, đến mức người con gái không có bàn chân bó sẽ bị khin.h thườn.g.
Đáng nói, con gái nhà quý tộc không bó chân chỉ có thể lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị coi thường và bán làm nô lệ. Bên cạnh đó, người xưa tin bó chân còn là phương pháp để gắn kết phụ nữ với gia đình.
Lý do là bởi với bàn chân bó chặt đa.u đớ.n, phụ nữ sẽ ít đi lại hơn, từ đó sẽ ở nhà chăm sóc chồng con một cách chu toàn. Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác phái.
Tục bó chân "gót sen" bị cấm
Tập tục này tồn tại trong hơn 1.000 năm và chính thức bị cấm vào năm 1912, mặc dù vẫn còn được bí mật áp dụng ở một số nơi. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các lớp học "đức tính nữ" gây tranh cãi, tục bó chân bỗng nhiên có thêm nhiều người ủng hộ trong vài năm qua.
Không ít người đã lên tiếng bênh vực cho tập tục này trên các diễn đàn trực tuyến, thậm chí có người còn chia sẻ kinh nghiệm bó chân của mình trong các nhóm chat và khuyên mọi người làm theo.
Trên trang thương mại điện tử Xianyu, nhiều loại sản phẩm bó chân cũng được bày bán, bao gồm giày, tất và các tấm vải thêu hoa. Một cửa hàng chuyên bán các mặt hàng thêu truyền thống đang bán giày bó chân tùy chỉnh kích thước với giá 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5,1 triệu đồng).
Theo Phó giám đốc Bảo tàng Đại học Tây Nam, những đôi giày bó chân nên được xem như các vật phẩm lịch sử và đưa vào bảo tàng với mục đích trưng bày thay vì buôn bán để thu lợi nhuận. Ông cũng cảnh báo rằng nó có thể gây ra tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên - những người đang tìm cách khôi phục tập tục này với mục đích thẩm mỹ.
Vén màn sự thật "gái lầu xanh" thời nhà Thanh, vì sao khác hoàn toàn trên phim? Bình Minh19:31:40 30/11/2024Không được như ngày nay, môi trường sống và sự tự do của phụ nữ nhà thổ thời xưa bị hạn chế về nhiều mặt. Họ đa phần sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, hoặc buộc phải vào lầu xanh vì những biến cố.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo