Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục

Kim Lâm20:07 21/07/2023

 4  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Một anh chàng Việt Nam nhỏ bé nhưng lại được làm việc trong cơ quan hàng đầu nước Mỹ - NASA khiến mọi người trong và ngoài nước không khỏi chú ý. Chàng trai này có cái tên không lẫn với ai được vì quá lạ và đặc biệt.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là nơi nghe tưởng chừng rất xa vời, nhưng đã có không ít người Việt Nam có cơ hội đặt chân đến, để lại dấu ấn nơi này. Trong số đó, chàng trai sinh năm 1990, quê Phú Yên - Lê Ngọc Trẫm có lẽ cái người gây chú ý nhất.

Lê Ngọc Trẫm (SN 1990, quê xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là một trong số ít người Việt được nhận làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Trẫm nói mình may mắn bởi có rất nhiều người tài giỏi hơn, nhưng bằng nỗ lực chàng trai nghèo quê Phú Yên làm được việc ít ai có thể làm được.

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 1

Chàng trai mang cái tên lạ nhất nhì Việt Nam đó sinh ra trong một gia đình bình thường, ba mẹ ly hôn khi cậu chỉ mới 5 t.uổi, em gái còn đỏ hỏn 2 tháng t.uổi. Trẫm ở với ba, em gái ở với mẹ. Mãi đến năm lớp 2 Trẫm mới được về ở cùng mẹ và em.

Nhớ lời bà ngoại dặn dò: "Bần nông thì chỉ có cách duy nhất là phải học mới thoát nghèo được", từ đó anh chàng học ngày học đêm, mong thay đổi được tương lai. Không phụ lòng gia đình, suốt thời gian đi học, Trẫm học rất giỏi, giành nhiều g.iải t.hưởng.

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 2

Suốt những năm học phổ thông, Trẫm luôn nổi bật với thành tích học tập. Em ham học hỏi, nhất là những kiến thức về thiên văn, địa lý và nuôi quyết tâm thành người có học vị, ít nhất là thạc sĩ như người cậu thần tượng của mình.

Hết cấp 3, Trẫm chọn ngành sư phạm Vật lý của Đại học Quy Nhơn vì muốn giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình. 4 năm đại học, Trẫm luôn là sinh viên giỏi, hai lần được nhà trường chọn tham gia cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, giành được một huy chương bạc và 1 giải khuyến khích. Không chỉ học giỏi, Trẫm còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào Đoàn - Hội.

Năm 2012, Trẫm về quê làm giáo viên, đồng thời học lên thạc sĩ. Cô giáo, TS Nguyễn Thị Minh Phương khuyên Trẫm nên theo học cao học ngành Vật lý thiên văn tại khoa Vũ trụ và ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

Nhưng học phí của trường khi ấy là cả vấn đề với cậu học trò nghèo Phú Yên. "Không hiểu vì sao em thấy rất thú vị và bị cuốn hút khi đọc thông tin về trường, có cái gì thôi thúc em phải vào trường học. Thậm chí khi đó em còn chưa mường tượng rõ ràng về nghề đó sẽ thế nào. Em chỉ biết Vật lý thiên văn là một hướng của Vật lý", Trẫm nói.

Thời gian đó cậu bắt đầu tìm hiểu về Vật lý thiên văn và bị cuốn hút bởi nó. Trẫm quyết định theo học cao học về nó ở trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 3

Thế là từ sinh viên chọn sư phạm vì "được miễn học phí", Trẫm không ngần ngại nộp hồ sơ vào trường có mức học phí cao. " Mẹ nói sẽ hỗ trợ em hết sức, còn em tự tin bản thân sẽ cố gắng học thật tốt để giành học bổng, không mất t.iền học phí", Trẫm chia sẻ đó là quyết định đúng đắn, bởi khi vào học em thấy mức học phí cũng xứng đáng với những gì em được học tại trường.

Nhưng rào cản lớn nhất khi đó với Trẫm là tiếng Anh. Anh trở lại quê, vừa tiếp tục đi dạy, vừa học tiếng Anh. Ba tháng sau anh ra Hà Nội phỏng vấn, đạt kết quả tốt, bắt đầu hành trình học cao học.

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 4

Lê Ngọc Trẫm (ngoài cùng phải) chụp hình với nhóm bạn yêu Vật lý thiên văn cùng giáo sư nước ngoài

Nhờ thành tích học tập xuất sắc, những suất học bổng tại USTH giúp n.am s.inh không phải đóng học phí mà còn giúp anh có thêm chút sinh hoạt cùng với tiến của gia đình chu cấp. Khó khăn nên Trẫm biết trân trọng giá trị của đồng t.iền.

Cơ hội tiếp xúc với chuyên gia, giáo sư hàng đầu ngành vũ trụ - thiên văn học cũng từ đây mà ra. Năm 2 cao học, Trẫm được một thầy giáo giúp chọn đề tài, sang Pháp làm luận văn thạc sĩ ở Đại học Paris 7.

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 5

Sau khi học xong cao học, Trẫm học luôn tiến sĩ ở Đại học Sư phạm Paris, Đài quan sát Thiên văn Paris. Đến năm 2018, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Trẫm được mời đến Viện Thiên văn và Khoa học không gian Hàn Quốc (KASI) để hợp tác với giáo sư Hoàng Chí Thiêm. Đề tài sau đó đã được đăng lên tạp chí Nature Astronomy.

Trong 1 lần đang ở Đại học Sư phạm Paris, Trẫm đã gặp được TS. William T. Reach, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA đến công tác. Khi nhận thấy năng lực của Trẫm, ông mời anh tham gia phỏng vấn với hội đồng các giáo sư của NASA. Nền tảng kiến thức vững, vốn ngoại ngữ thông thạo, và sự tự tin giúp Trẫm vượt qua thử thách khó khăn, được nhận vào làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Làm việc tại NASA, ban đầu có chút tự ti về ngoại ngữ và kiến thức vì chỉ mới ra trường nhưng Trẫm dần tự tin hơn trong công việc và hoà nhập vào văn hoá làm việc tại đây. Anh tự đặt ra một hệ quy chiếu cho riêng mình. Nếu người Mỹ làm 8 tiếng một ngày, thì Trẫm cố gắng làm 9-10 tiếng, và cả cuối tuần.

Sau một năm, anh được chấp nhận để nghiên cứu độc lập và phát triển hướng nghiên cứu của mình (SOFIA postdoc fellow). Trẫm được đ.ánh giá điểm khá cao và theo người quản lý thì chưa thấy ai được điểm như anh.

Hiện tại, Trẫm cùng giáo sư Hoàng Chí Thiêm (Hàn Quốc), phó giáo sư Phạm Ngọc Điệp (trung tâm vũ trụ Việt Nam) và các giảng viên khoa không gian và ứng dụng (đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH) tạo ra một mạng lưới nghiên cứu để làm việc cùng nhau trong lĩnh vực vật lý thiên văn và kết nối vào mạng lưới lớn hơn của quốc tế.

Mạng lưới ban đầu đã thu hút các bạn sinh viên cũng như nghiên cứu viên Việt Nam trong nước và nước ngoài (Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc) tham gia.

Lê Ngọc Trẫm: Chàng trai nghèo bỏ nghề giáo viên và hành trình chinh phục NASA làm người Mỹ nể phục - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Phát hiện những vật thể lạ ở trung tâm Dải Ngân hà

Tin tài trợ
Các nhà thiên văn học đã tìm thấy 6 vật thể xoay quanh siêu hố đen Sagittarius A* ở trung tâm Dải Ngân hà, với bề ngoài và đặc điểm không hề giống với bất kỳ thứ gì trước đó.

Clip 'vòng tròn đen xuất hiện trên bầu trời': Chuyên gia thiên văn học nói gì?

Tin tài trợ
Hình ảnh một vòng tròn đen xuất hiện trên bầu trời mới đây được cư dân mạng Việt Nam chia sẻ ào ạt. Các nhà nghiên cứu thiên văn nói gì?

Vùng áp thấp đang mạnh thêm, xuất hiện bão ngoài khơi Philippines

Tin tài trợ
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo vùng áp thấp ở vịnh Bắc Bộ có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Còn ở ngoài khơi Phlippines có một cơn bão đang hoạt động.

Bất ngờ trước các cấu trúc bí ẩn được phát hiện trong Dải Ngân hà

Tin tài trợ
Cấu trúc này, bao gồm hàng trăm sợi phát sáng với các chiều hướng khác nhau, có thể có nguồn gốc từ cách đây một vài triệu năm khi Sagittarius A* - hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà tương tác với các vật chất xung quanh. Các sợi này tương đối ngắn với mỗi sợi đo...

Phát hiện hàng trăm vật thể có sắp xếp kỳ dị gần trung tâm Ngân hà

Tin tài trợ
Yusef-Zadeh tin rằng công việc của họ còn lâu mới hoàn thành vì theo ông: Chúng tôi luôn cần đưa ra những quan sát mới, đồng thời liên tục đặt lại vấn đề với các ý tưởng của mình cũng như mổ xẻ các phân tích của mình .

Dự đoán của Albert Einstein đã giúp giới thiên văn phát hiện 1 lỗ đen lớn hơn 30 tỷ lần so với Mặt Trời

Tin tài trợ
Các nhà thiên văn học có thể quan sát kỹ lỗ đen ở trung tâm của cụm Abell 1201 và xác định kích thước đáng kinh ngạc của nó.

Vệ tinh khổng lồ đang che mờ các vì sao trên bầu trời đêm

Tin tài trợ
Một nhóm các nhà thiên văn học đang lên tiếng quan ngại về sự ảnh hưởng của một vệ tinh khổng lồ được thiết kế để kết nối trực tiếp với điện thoại di động trên mặt đất

Đổ xô về công viên bên sông Sài Gòn ngắm “trăng m.áu”, người yêu thiên văn nuối tiếc vì "sự cố"

Tin tài trợ
Hàng trăm người quan sát “trăng m.áu” trên bến Bạch Đằng, TP.HCM tỏ ra khá thất vọng khi thời điểm mặt trăng chuyển sang màu đỏ sẫm thì bị mây che khuất

Huyết nguyệt cuối cùng của năm 2022 xuất hiện vào chiều tối nay (8/11)

Tin tài trợ
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn và Vũ trụ Việt Nam (VACA), chiều tối nay (8/11), người yêu thích thiên văn ở Việt Nam sẽ có thể quan sát nguyệt thực toàn phần. Đây là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay

Trung Quốc chế tạo kính viến vọng lớn nhất thế giới có thể xác định lại thời gian

Tin tài trợ
Với đường kính 120 mét, kính viễn vọng vô tuyến Jingdong (JRT) sẽ có nhiệm vụ theo dõi các sao xung để đo thời gian của Trái đất một cách chuẩn xác nhất và góp phần nâng cao danh tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực thiên văn

Sắp có nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm

Tin tài trợ
Người yêu thiên văn trên toàn thế giới sắp có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm sẽ xuất hiện vào ngày 8/11

Chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ vào cuối tuần

Tin tài trợ
Từ ngày 6-10/10 sẽ xuất hiện trận mưa sao băng Draconid, với tần suất khoảng 10 vệt mỗi giờ, cực điểm vào ngày 8/10.Cuối tuần này, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng một trận mưa sao băng rực rỡ xuất hiện sau khi mặt trời lặn
đàm trúcnhóm illitnewjeanslê tùng vântịnh thất bồng laity thylỗi côndiễn viên samlgbtmèo béoquang linh -tuấn hưngduy mạnhthủy tiên