Vượt đèn đỏ: "Bay" cả tháng lương, tặng kèm ảnh vi phạm, dân tình choáng váng
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sau khi tiêm chất làm đầy (filler) vào vùng trán tại một cơ sở không có giấy phép, người phụ nữ 39 tuổi bị nhận ngay "kết đắng" khi xuất hiện triệu chứng mờ mắt, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngày 3/8, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM thông tin về bệnh nhân nữ (39 tuổi) đang điều trị tại khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy bị tai biến y khoa sau tiêm filler tại cơ sở không phép.
Thông tin ban đầu, chiều 2/8, Thanh tra Sở Y tế thành lập 2 đoàn đến khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy làm việc, tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân và phối hợp Phòng Y tế quận Tân Bình, UBND phường 2 và Công an phường 2, quận Tân Bình, kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Hồng Cúc do bà B.H.C làm chủ hộ (địa chỉ 50/19 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình).
Theo Thanh tra Sở Y, vào khoảng 12h ngày 1/8, sau khi ủ tê cho nạn nhân, bà B.H.C. tiêm filler vào vùng trán phải bệnh nhân. Sau tiêm khoảng 1 phút, bệnh nhân bị mờ mắt phải, bà C. liền tiêm thuốc giải rồi đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả chẩn đoán của khoa mắt (Bệnh viện Chợ Rẫy) xác định mắt phải của bệnh nhân bị viêm màng bồ đào toàn bộ, tắc động mạch trung tâm võng mạc.
Theo dõi thiếu máu da vùng trán phải, mắt phải, mũi sau tiêm filler.
Thanh tra Sở Y tế kết luận, cơ sở không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, có biển hiệu "X. Beauty & Academy", gồm 1 trệt, 2 lầu; có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Hồng Cúc do UBND quận Tân Bình cấp, ngành nghề kinh doanh dịch vụ chăm sóc da. Tuy nhiên không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.
Tuy vậy, cơ sở này lại triển khai các máy, trang thiết bị y tế, kim tiêm, lăn kim, filler... trái phép dùng trong thẩm mỹ. Bà C. - chủ cơ sở - không có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định.
Bà B.H.C. là kỹ thuật viên chăm sóc da, không có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Thanh tra Sở Y tế đã tổng hợp hồ sơ, xử lý vi phạm đối với bà B.H.C, chủ hộ kinh doanh X. Beauty & Academy theo đúng quy định; đồng thời khuyến cáo người dân khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp xâm lấn (tiêm, chích, phẫu thuật, hút mỡ, laser...) phải lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Được biết tại các cơ sở y tế, đây không phải là trường hợp đầu tiên "tiền mất tật mang" liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.
Các trường hợp tương tự, bệnh nhân có thể có triệu chứng tê yếu tay chân phải và mù mắt trái sau khi tiêm filler vào vùng cạnh mũi. Bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não, tắc động mạch mắt trái. Bệnh nhân có thể bị mù mắt không thể phục hồi và cần phải tập vật lý trị liệu điều trị liệt người. Có trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội kèm theo triệu chứng nôn ói trong thời gian dài.
Theo bác sĩ Thắng, tiêm chất làm đầy làm căng da mặt là kỹ thuật thường được sử dụng trong thẩm mỹ để xóa các nếp nhăn. Trên thế giới, nhiều báo cáo ghi nhận các ca đột quỵ, mù mắt liên quan kỹ thuật này. Gần đây, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cảnh báo về các biến chứng này, chỉ chấp thuận tiêm các chất làm đầy đối với các trường hợp xóa nhăn phần mặt dưới (vùng quanh môi).
Trong số các loại chất làm đầy, khoảng 80% các trường hợp sử dụng acid hyaluronic, là một phân tử đường lớn có khả năng giữ một lượng nước khá lớn (gấp 500-1.000 lần so với trọng lượng của nó). Đây là lý do khiến nhiều phụ nữ ưa chuộng để làm đẹp, khi da xảy ra tình trạng mất nước.
Bác sĩ nhận định khả năng cao tai biến là do filler bị tiêm thẳng vào động mạch vùng cạnh mũi. Khi lọt vào lòng mạch máu, chất làm đầy có thể di chuyển gây thuyên tắc động mạch võng mạc, động mạch não, gây mù mắt, đột quỵ. "Không ai có thể chắc chắn việc chất làm đầy không bị tiêm thẳng vào các mạch máu, gây thuyên tắc mạch", bác sĩ Thắng nói.
Đến nay, y học vẫn chưa có điều trị đặc hiệu cho tai nạn này. Dù bệnh nhân đến sớm, việc dùng thuốc tiêu sợi huyết liệu cũng không có lợi ích vì không phù hợp cơ chế và có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Người có nhu cầu thẩm mỹ không nên lựa chọn cơ sở làm đẹp mà chỉ dựa vào tên gọi trên bảng hiệu như "thẩm mỹ viện," "viện thẩm mỹ," "spa"...
Khi tiếp cận các thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, không nên vội vàng tin ngay mà cần có sự kiểm chứng thông tin cẩn thận thông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt tại là Cổng Tra cứu Thông tin của Sở Y tế, để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Gần đây, TP HCM ghi nhận nhiều trường hợp tai biến sau tiêm filler làm đẹp tại các cơ sở không được cấp phép, thậm chí tại các cơ sở như khách sạn, nhà trọ để né tránh cơ quan chức năng. Người thực hiện không có chứng chỉ hành nghề, lén lút thực hiện.
Sốc: Người đàn ông bí ẩn "lộng hành" giữa giao lộ TP.HCM và cái kết chấn động? Phạm Đông16:26:38 20/01/2025Vụ việc một người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ tự ý điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP.HCM đã gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây. Lời nóibất ngờ về động cơ thực...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo