Vụ tài xế công nghệ chỉnh đèn giao thông: vài lần tự ý mở tủ, không ai yêu cầu
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều gia đình, nhóm bạn đã bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến du lịch xả hơi của mình. Bên cạnh những điểm đến thiên nhiên hay phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, những điểm đến mang đậm dấu ấn lịch sử cũng được quan tâm.
Trong đó, có một điểm đến được mệnh danh là " thành phố dưới lòng đất", cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km, thu hút đông đảo cả khách du lịch trong và ngoài nước. Điếm đến đang được nhắc tới là địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Điểm du lịch này có tổng chiều dài lên tới 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Đây là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.
Cuối năm 2015, địa đạo Củ Chi đã được chính thức công nhận là Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Trên thực tế, nếu xuất phát từ TP.HCM, du khách sẽ có nhiều con đường khác nhau để tới được khu di tích. Những tuyến đường này đều thuận tiện, dễ đi, du khách có thể tuỳ chọn phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân, từ xe máy, ô tô hay xe khách.
Không những là Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, địa đạo Củ Chi còn từng được vinh danh là 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới. Hay tờ CNN danh tiếng của Mỹ cũng từng ca ngợi nơi đây là "Một trong những đường hầm kỳ thú nhất thế giới". Không phải ngẫu nhiên mà điểm đến này lại gây ấn tượng với du khách và cả giới truyền thông quốc tế đến vậy.
Theo thông tin trên trang của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, địa đạo Củ Chi được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, giai đoạn từ năm 1946 - 1948. Nó hoàn toàn được quân và dân đào bên dưới lòng đất một cách thủ công, sử dụng cho mục đích ẩn nấp và cất giấu vũ khí.
Thời gian đầu, mỗi làng trong khu vực đều xây dựng địa đạo riêng. Sau này, nhu cầu đi lại, thông nhau giữa các làng, xã tăng lên, bởi vậy quân và dân đã quyết định nối liền các địa đạo để tạo thành một hệ thống liên hoàn và phức tạp như mạng nhện. Tổng cộng lại, hệ thống đường hầm của địa đạo Củ Chi dài tới 250km.
Bên trong địa đạo bao gồm đầy đủ các công trình như chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá và cả những hình nộm người lính. Những điều này giúp tái hiện chân thực và tạo nên sự đặc biệt, nhấn mạnh sự công phu của "thành phố dưới lòng đất" có một không hai này.
Đến địa đạo Củ Chi, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử, đồng thời tìm hiểu thêm về các câu chuyện mang đậm kiến thức lịch sử, gắn liền với khu di tích từ những ngày đầu hình thành. Đặc biệt hơn cả, du khách còn được trải nghiệm như một người dân, người lính thời chiến thực sự, sống trong "thành phố dưới lòng đất".
Cụ thể, trong đoạn đường địa đạo dài 250km, du khách sẽ được trải nghiệm chui xuống và di chuyển trong 1 đoạn ngắn. Theo lời kể của những du khách đã tham gia trải nghiệm, cửa hầm và toàn bộ con đường phía bên dưới lòng đất để di chuyển và sinh hoạt đều rất bé. "Lối đi rất nhỏ, có mùi đặc trưng và sự ẩm lạnh của đất. Cảm giác khi chui tọt qua cửa hầm và xuống đây thật sự rất lạ lẫm và khác biệt. Mới đầu mình hơi có chút khó thở, sau làm quen dần thì cũng thấy đỡ hơn bởi người ta cũng tạo ra những đường lưu thông không khí dù chỉ rất nhỏ", nam du khách H.M.Đức (26 tuổi, đến từ Hà Nội) chia sẻ.
Một du khách khác cũng nhận xét, không gian bên dưới đường hầm rất tối, chỉ có ánh đèn lờ mờ, nhá nhem và sẽ có hướng dẫn viên hướng dẫn, chỉ đường cho du khách. Tuy nhiên, chính những sự "khó khăn" này mới khiến các vị khách, cả trong nước và nước ngoài hiểu thêm về sự gian khổ, kiên cường của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến.
Với những du khách sợ không gian kín, hẹp như nữ du khách N.T.Tú (28 tuổi, đến từ Hà Nội), có thể tham quan không gian phía bên trên địa đạo và trải nghiệm các hoạt động khác như bắn súng, đu dây. Khu vực rừng cây rậm rạp phía trên địa đạo được coi như một bảo tàng ngoài trời, trưng bày những hiện vật lịch sử như xe tăng, cáng thương binh...
Không chỉ có du khách Việt mà cả những du khách nước ngoài cũng vô cùng thích thú trước trải nghiệm sống dưới lòng đất ở địa đảo Củ Chi. Trong hội nghị phiên cuối năm 2023 vừq qua, Đảng uỷ Khu Di tích địa đạo Củ Chi thông tin rằng, đơn vị đã đón trên 1 triệu lượt khách tới tham quan và trải nghiệm. Trong đó lượng khách nước ngoài chiếm hơn 40% với 438.060 lượt.
Từ khoá "Cu Chi Tunnels" (tiếng anh của địa đạo Củ Chi) trở thành từ khoá được đăng tải nhiều video bởi các du khách nước ngoài trên các nền tảng mạng xã hội. Cũng theo tiết lộ của những hướng dẫn viên du lịch địa phương, vào thời gian cao điểm, cùng lúc địa đạo Củ Chi có thể đón tới hơn 5000 du khách và chủ yếu là các vị khách nước ngoài.
Sau khi kết thúc hành trình, du khách còn được thưởng thức sắn và nước lá - món ăn chủ yếu thời chiến như để trải nghiệm trọn vẹn một ngày sống tại địa đạo. Hiện nay, du khách có thể lựa chọn khám phá Khu Di tích địa đạo Củ Chi theo 2 hình thức là mua vé tự túc và mua các tour có sẵn với các hướng dẫn viên đi kèm.
Khu Di tích mở cửa từ 7 giờ - 17 giờ tất cả các ngày trong tuần và vé vào cửa dành cho khách lẻ là 35.000 đồng/du khách Việt; 70.000 đồng/du khách nước ngoài. Nếu đặt mua theo tour bao gồm cả xe đưa đón, hướng dẫn viên, chi phí sẽ từ khoảng 400.000 đồng/du khách trở lên tuỳ vào thời gian và các dịch vụ đi kèm khác.
Vụ đèn đỏ không hoạt động: người dân tắt máy dẫn bộ, CA nói gì? Hoàng Anh16:23:51 11/01/2025Nhiều tài xế không dám lái ô tô qua giao lộ quốc lộ 22 - Giáp Hải, huyện Củ Chi (TPHCM), một số người đi xe máy dẫn bộ vì đèn tín hiệu giao thông tại đây không hoạt động.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo