Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài!
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.
Nhìn chung, công việc hàng ngày của các cung nữ không quá nặng nhọc và khó khăn, ngoài ra họ còn nhận được tiền công và được đãi ngộ khá tốt. Tuy nhiên, vào cung đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi quyền tự do, phải gắn bó với hoàng cung suốt phần đời còn lại.
Mãi đến thời nhà Thanh (Trung Quốc), các cung nữ mới được phép xuất cung. Thế nhưng, sau khi rời khỏi hoàng cung, những người này thường có cuộc sống không mấy thuận lợi và như ý, đặc biệt là rất khó lấy chồng. Vậy lý do là vì sao?
Thứ nhất: tuổi tác quá cao
Tú nữ một khi được tuyển chọn vào trong cung, ngoài những người được lọt vào mắt xanh của hoàng đế trở thành phi tần ra thì những tú nữ khác đều bị đưa đi làm cung nữ. Hầu hạ trong cung thời gian dài, trước thời nhà Thanh, ở những triều đại khác, trừ phi may mắn gặp được hoàng đế được người ân sủng, nếu không thì cho dù cả đời không gặp được hoàng đế thì họ cũng sẽ phải ở trong cung làm cung nữ.
Cho tới những năm vua Thuận Trị thời nhà Thanh mới quy định cung nữ tới độ tuổi nhất định sẽ thả ra ngoài cho hôn phối. Trong những năm Khang Hi tại vị, cung nữ đủ 30 tuổi sẽ được xuất cung, còn tới thời Ung Chính, cung nữ 25 tuổi sẽ được phép xuất cung. Trong khi đó, trong thời cổ đại, những cô gái ở trước độ tuổi cập kê 15 đã phải có hôn phối rồi, thường thì ở khoảng 12-14 đã xuất giá. Đợi cho tới khi những cung nữ này được thả ra thì đã 30 rồi.
Trong khi đó, những cô gái cùng độ tuổi với các cung nữ đều đã xuất giá, nếu như sinh con sớm thì chắc đã thành mẹ chồng rồi. Còn những cung nữ này thì ai lấy? Còn có đàn ông nhà nào còn có thể đợi cô tới 30 tuổi mới lấy?
Thứ 2: kén chọn
Những cung nữ này hầu hạ trong cung nhiều năm, họ đã thấy đủ sự phú quý của hoàng gia, cũng từng gặp nhiều vị vương tử hoàng tôn, thấy được sự nghiêm nghị của các thị vệ, quen với áo gấm cơm ngọc trong cung. Sau khi được thả xuất xung, làm gì có ai còn lọt được vào trong mắt của họ nữa?
Nhưng những vương công quý tộc có thể lọt được vào mắt họ kia thì làm gì có ai không thuộc dòng long phượng. Muốn được kết duyên với những người này thì cũng đâu có tới lượt những cung nữ già 30 này? Hơn nữa, những chàng trai ưu tú này cũng chẳng có ai hơn 30 tuổi mà chưa kết hôn cả. Thế nên, những cung nữ này cao không tới, thấp không chịu nên càng khó gả chồng.
Thứ 3: nguyên nhân về sức khỏe
Hậu cung chính là nơi mà phụ nữ tụ họp xôm tụ, nơi nào có nhiều phụ nữ thì nơi đó có nhiều thị phi. Họ muốn đứng vững chân trong cung cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác. Nếu không thì e là sẽ không thể chịu đựng nổi sự giày vò chết đi sống lại ở nơi đây. Hàng ngày, ngoài việc phải lao động vất cả, còn phải tận tâm hầu hạ chủ tử, nếu như chủ tử của họ không vui thì sẽ đánh mắng họ, nặng thì còn bỏ mạng.
Không những vậy, tối họ còn phải canh đêm. Sống trong môi trường như vậy trong thời gian dài, họ có thể sống sót được đã là may mắn lắm rồi, cho dù có thể sống tới ngày được thả ra khỏi cung, vậy thì đa số sức khỏe đã suy yếu, mang nhiều bệnh tật. Vốn dĩ đã là một "gái già ế chồng", đã mất đi ưu thế tuyệt đối về tuổi tác, nay lại thêm vào sức khỏe không tốt, vậy thì ai còn muốn lấy một người như thế làm vợ? Trong thời cổ đại chưa nói đến việc họ chưa xuất giá, hơn nữa cho dù là những người đã gả chồng, chỉ cần cơ thể họ mắc bệnh thì nhà chồng vẫn sẽ lấy đó làm lý do bỏ vợ.
Thứ 4: vấn đề sinh sản
Trong thời cổ đại, do tuổi thọ con người khá thấp nên những người phụ nữ ở độ tuổi 30, muốn sinh đẻ cũng là một vấn đề khó khăn. Hơn nữa, họ phải sống trong tâm lý căng thẳng, làm việc lao lực trong thời gian dài, cơ thể đã mắc nhiều bệnh, sinh đẻ lại càng khó khăn hơn. Ai cũng biết thời cổ đại Trung Quốc, mọi người cực kỳ coi trọng con cái, có thể nói con cái chính là hi vọng và sự tiếp nối của cả dòng tộc. Thế nên cho dù họ có gả được cho nhà nào thì nếu không sinh con được thì cũng sẽ bị đuổi ra khỏi nhà.
Thứ 5, vấn đề thuần phong mỹ tục
Con người là động vật mang tính xã hội, là người thì sẽ có thất tình lục dục. Sau khi họ vào cung không may mắn như được hoàng đế hoặc con nhà vương tôn quý tộc thích thì chỉ có thể hầu hạ người khác. Nếu như chủ tử tức giận thì sẽ mắng họ, dùng vũ lực họ, họ cũng là người, cũng có cảm xúc. Đôi lúc, cũng muốn có một bờ vai để dựa vào. Nhưng trong chốn hậu cung này, ngoài hoàng thượng ra thì cũng chỉ có thái giám là đàn ông.
Ai cũng biết, thái giám không có khả năng trong chuyện chăn gối nhưng cũng còn hơn không có, thế nên trong cung có hai loại người cùng số phận đi hầu hạ người khác bắt đầu an ủi, sưởi ấm lòng nhau. Thậm chí có những cung nữ và thái giám còn kết thành vợ chồng. Con người luôn có tình cảm, trong cung họ cũng chỉ là những người đáng thương mà thôi, chẳng ai có thể chỉ trích họ được. Nhưng, đối diện với một người phụ nữ từng qua lại với thái giám mà trong xã hội phong kiến còn yêu cầu khắt khe với phụ nữ như vậy, ai có thể chịu đựng được mà lấy một người phá hủy thuần phong mỹ tục như thế về làm vợ?
Người ta thường nói: "Vào chốn cung môn sâu tựa hải" nhưng những cung nữ này sau khi xuất cung thì tương lai còn "sâu hơn hải". Họ sống cô độc vất vưởng giữa thế đời. Cho dù là thoát khỏi chốn hậu cung thì cũng vẫn phải sống thê thảm cả đời. Có lẽ, đây chính là số mạng của họ, giây phút khi họ bước vào ngưỡng cửa hoàng cung thì đã định sẵn số phận của họ. Đây cũng là nỗi bi ai của nữ tử trong thời đại lúc bấy giờ.
Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ? JLO15:57:34 24/12/2024Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo