HOT: 4 tiếp viên hàng không được thả tự do, 2 nghi phạm mới bị bắt, sắp lộ diện, danh tính gây tò mò
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sáng 16/3, các cán bộ hải quan đã kiểm tra vali hành lý của các tiếp viên chuyến bay VN10 và phát hiện hơn 11kg chất cấm. Đến ngày 20/3, cảnh sát đã khám xét nơi ở của những người bị tạm giữ. Tuy nhiên, không phát hiện thêm chất cấm.
Theo đó, các tiếp viên khai đã nhận mang hàng hoá xách tay từ Pháp về Việt Nam thông qua một đồng nghiệp làm chung hãng.
Qua người đông nghiêp trên, một trong 4 nữ tiếp viên đã trao đổi, thoả thuận tiền công, chia lô chất cấm nặng 11,4kg về sân bay Tân Sơn Nhất.
Cảnh sát đã làm việc với người giới thiệu nguồn hàng cho 4 nữ tiếp viên mang về nước.
Điêu tra ban đâu, tất cả tiếp viên liên quan chỉ cung cấp được tin nhắn trao đổi, thoả thuận giá cả với "người giao hàng" tại Pháp, với nội dung được trả tiền công hơn 10 triệu đồng.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra.
Ở một diễn biến khác, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, mới đây đã ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không. Động thái này được đưa ra sau khi hải quan TPHCM phát hiện hơn 11kg chất cấm trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16/3.
Tổ công tác gồm 8 thành viên. Tổ trưởng là ông Lê Thanh Hải - Ủy viên kiêm chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các thành viên thuộc Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường). Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được cử làm Phó tổ trưởng.
Tổ công tác liên ngành này được giao 7 nhiệm vụ. Trong đó, tổ phải tiếp nhận, xử lý các thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế. Tổ cũng có quyền điều phối các đơn vị, lực lượng phối hợp xử lý vụ việc, tình huống đột xuất, phức tạp về buôn lậu hàng hóa qua đường hàng không.
Ngoài ra, tổ công tác cũng được yêu cầu thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế
Đơn vị này hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Định kỳ 3 tháng, tổ công tác họp đánh giá tình hình.
Trở lại với vụ 4 tiếp viên vận chuyển hơn 11kg chất cấm, nhiều người đặt nghi vấn liệu Vietnam Airlines - đơn vị mà 4 tiếp viên đang công tác có vô can khi nhân viên của mình bị bắt để điều tra?
Chưa rõ mức độ vi phạm pháp luật của 4 tiếp viên ra sao nhưng chuyên gia thuyền thông nhận định Vietnam Airlines đã có màn xử lý truyền thông siêu đỉnh khiến doanh nghiệp của họ không bị ảnh hưởng nhiều giữa tâm bão.
Cụ thể, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đã viết trên trang cá nhân như sau:
"Thứ nhất, đại diện VnA cho biết "đã nhận được thông tin của Hải quan". Họ không khẳng định cũng không phủ nhận việc tiếp viên của mình mang chất cấm. Họ chỉ khẳng định phía Hải Quan "có thông tin như thế", và họ "nghe thế biết thế".
Thứ 2, hãng lập tức "đình chỉ 4 tiêp viên để phục vụ công tác điều tra". Chứ không đình chỉ vì buôn chất cấm hay vi phạm abc gì nhé. Tòa chưa xử là chưa có tội.
Thứ 3, họ khẳng định "các cá nhân vi phạm phải xử lý nghiêm". Bọn em đọc kỹ về mặt câu cú từ ngữ nhé, hãng nói "phải xử lý nghiêm" thay vì "sẽ xử lý nghiêm".
Vì vụ việc đã được cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra, thì đầu mối xử lý không phải là VnA nữa. Nên dùng chữ "sẽ" là sai, còn chữ "phải" mới là đúng chuẩn. Sẽ, nghĩa là "chúng tôi sẽ xử lý". Còn Phải, nghĩa là "chúng tôi cho rằng / kiến nghị mọi hành vi vi phạm phải bị xử lý trước pháp luật".
Cuối cùng, VnA "cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc". Nhưng nghệ thuật PR nằm ở khúc này: "... sẵn sàng cung cấp các thông tin NHƯNG dựa trên các nguồn xác thực".
Đây là một cách dọn đường cho việc từ chối trả lời khi bị hỏi xoáy sâu vấn đề từ báo chí. Kiểu như "xin lỗi anh chị, vấn đề này phía VnA xin phép chưa thể trả lời, vì chúng tôi chưa có nguồn tin xác thực từ cơ quan điều tra (chẳng hạn).
Nếu tinh ý một chút bọn em sẽ nhận ra chi tiết rất hay. Đó là Cục hải quan làm họp báo nhưng không có đại diện VnA tham dự. Có thể họ đã không được mời, hoặc được mời nhưng từ chối tham gia. Đó là lựa chọn cực kỳ có lợi vì tội gì phải chường mặt ra cho báo chí chất vấn làm gì!
Kết quả của quy trình xử lý chuyên nghiệp này là dù có hàng trăm bài báo đưa tin nhưng nội dung đều giống hệt nhau và gần như không phát sinh thêm tình tiết mới".
1 phi công tuyên bố sốc về 4 tiếp viên hàng không bị bắt vì vận chuyển 11kg chất cấm Minh Lợi07:16:30 21/03/2023Ngày 16/3, tại ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu (Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) nghi vấn hành lý của 4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines về từ Pháp chứa chất cấm.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo