Tang lễ Đức Tiến: Vợ khóc ngất, được cho tiền trăm triệu, mẹ chồng chậm 1 bước
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Là một trong số ít những nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài theo đuổi dòng âm nhạc truyền thống, nghệ sĩ Hương Thanh được người yêu nhạc coi là sứ giả nhạc cổ và dân ca Việt Nam tại Châu Âu.
Lớn lên cùng hơi thở cải lương
Cha là danh ca Hữu Phước, người chị Hương Lan nổi tiếng với dòng nhạc mang âm hưởng dân ca, Hương Thanh cũng đắm đuối với dân ca nhưng chị lại có hướng rẽ khác biệt, kết hợp âm nhạc dân tộc cùng với các nhạc sĩ nước ngoài, hát dân ca trên nền nhạc jazz.
Nghệ sĩ Hữu Phước vốn là một thầy giáo ở Sóc Trăng. Trong một lần lên Sài Gòn ông được thầy đờn phát hiện giọng ca, dạy hát, rồi ông mê đi theo gánh hát. Là tay ngang nhưng có năng khiếu, siêng năng theo các thầy tuồng học nghề nên nghệ sĩ Hữu Phước ngoài giọng ca xuất sắc, còn có khả năng thể hiện nhiều dạng vai.
Giọng ca của ông đặc sắc tới mức trong làng cải lương người ta phân loại có cả trường phái ca Hữu Phước. Năm 1965 ông đã đoạt giải Diễn viên xuất sắc của giải Thanh Tâm danh giá.
Nhà nghệ sĩ Hữu Phước ở gần chùa Phật Ấn (đường Trần Hưng Đạo), không biết từ bao giờ nơi đó được xem là khu nghệ sĩ khi tập trung rất nhiều nhà nghệ sĩ, tay đờn nổi tiếng hoạt động ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga như danh cầm Bảy Bá (NSND Viễn Châu), Năm Cơ, Năm Thơm, Thành Được, Diệp Lang, Phượng Liên...
Bữa nào tập tuồng tại nhà, người này đi bộ qua nhà người kia. Đám con nít thì rần rần, cứ nghe người lớn tập tuồng rồi lẩm nhẩm hát theo.
Hương Thanh chơi với con nhạc sĩ Viễn Châu, Năm Cơ. Rồi được nhạc sĩ Ba Tý rảnh rảnh lại lôi cuốn tuồng ra dạy ca cho con bé nhỏ xíu mà ham hát và bộc lộ năng khiếu rất sớm. Vậy là để thực hiện ước mơ đào hát từ 8, 9 tuổi Hương Thanh đã được bà nội dẫn đến lớp học cổ nhạc của thầy Út Trong (thầy của cố nghệ sĩ Thanh Nga).
Thầy Út Trong trong ký ức của bọn trẻ là ông thầy rất dữ. Vậy mà Hương Thanh chưa bao giờ bị đòn vì cô đã làm quen với tiếng đờn lời ca quá sớm nên đến lớp học này nhịp rất vững. Rồi trong một bữa tiệc của gia đình, trước các khách mời là nhạc sĩ Duy Khánh, Bảo Thu, Mặc Thế Nhân..., bé Hương Thanh mạnh dạn xin được hát một bài.
Cô hát xong, nhạc sĩ Duy Khánh hốt ngay về lớp học tân nhạc của ông. Không chỉ học Duy Khánh, Hương Thanh còn học cả thầy Bảo Thu.
Từ ước mơ đào hát đến ca sĩ hát dân ca
Năm 16 tuổi, Hương Thanh và gia đình sang Pháp định cư. Những ngày ở trường học, cứ có dịp là Hương Thanh lại hát dân ca Việt Nam cho các bạn Pháp nghe. Lễ Tết cô theo cha Hữu Phước đi hát cho cộng đồng người Việt.
Hai cha con hát miễn phí để ban tổ chức quyên tiền về giúp đỡ những mảnh đời khó khăn ở quê nhà Việt Nam. Rồi Hương Thanh lập gia đình, từ khoảng năm 20 - 36 tuổi cô chỉ đi hát những show diễn nhỏ lẻ phục vụ cộng đồng. Cô được nghệ sĩ Kim Chung, cha Hữu Phước hướng dẫn để vào vai Điêu Thuyền rất duyên, nghệ sĩ Kim Chung đóng vai Lữ Bố còn cha cô vào vai Đổng Trác.
Hương Thanh nghe cải lương mỗi ngày, mỗi tối cô đều luyện giọng, một người bạn quen giới thiệu cô đi dạy nhạc ở Pháp. Đặc biệt, cô nghe rất nhiều các loại nhạc khác nhau trên thế giới, cứ mày mò, nghiền ngẫm, như một sở thích tự nhiên chứ không vì điều gì cả.
Rồi tình cờ qua sự giới thiệu của một người bạn, Hương Thanh được một nhạc sĩ nước ngoài mời hợp tác với ban nhạc của anh. Hương Thanh hát dân ca và trên âm nhạc dân ca Việt Nam, các nhạc sĩ đã soạn nhạc theo cách của họ.
Cứ thế tiếp nối có những người bạn nước ngoài khác. Ban đầu Hương Thanh không hiểu vì sao họ chọn mình. Rồi cô nhận ra vì người nước ngoài thích lời ru ầu ơ, những bài lý, thích tiếng hát, tiếng nói của mình.
Hương Thanh không thích hát nhạc ngoại dịch ra lời Việt, cô kiên trì với âm nhạc dân tộc Việt Nam, khiến các nhạc sĩ thích thú và luôn muốn cộng tác cùng cô.
Khoảng những năm đầu 1990, Nguyên Lê gặp Hương Thanh, hai người bạn cùng tuổi hợp tác bằng chương trình Tales from Viet Nam đi lưu diễn rất nhiều nơi, ban nhạc tám người chỉ duy nhất Hương Thanh là ca sĩ. Sau đó họ thâu đĩa.
Đĩa đầu tiên phải mất 5, 6 tháng mới hoàn thành, Hương Thanh chọn 10 bài dân ca đưa vào. Bốn đĩa nhạc sau đó của hai người, Hương Thanh cũng là người tìm bài.
Hành trang âm nhạc truyền thống của Hương Thanh đã được trang bị rất kỹ càng nên khi gặp những người bạn tâm đầu hợp ý, vốn nhạc cổ và dân ca Việt Nam cứ thế mà chảy tràn.
Kết hợp của Hương Thanh và Nguyên Lê như một hiện tượng, nhiều suất diễn của họ tại Đức liên tục cháy vé. Đĩa nhạc nhận được nhiều giải thưởng ở Đức, Thụy Sĩ...
"Bí kíp" luyện giọng là hát cải lương
Ban đầu sở trường của Hương Thanh là hát dân ca miền Nam. Nhưng khi tham gia các ban nhạc, cô "lấn sân" thêm dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ. Cô có may mắn được học thầy Duy Khánh, người biết rõ Thanh là con nhà nòi cải lương.
Vì vậy, khi dạy Hương Thanh ông chỉ cho cô những nốt tránh để khi hát tân nhạc không bị lai cải lương. Với dân ca Bắc Bộ, Trung Bộ, Hương Thanh tự nghiên cứu và nâng hai tông so với giọng thông thường để cao độ đó đụng tới giọng óc, giọng mũi. Cách riêng đó đã tạo cho giọng hát của cô nét đặc biệt và đạt được nhiều thành công.
Dù đã tạo tên tuổi là một ca sĩ hát dân ca Việt Nam nổi tiếng ở châu Âu, nhưng tình yêu cải lương vẫn rất sâu đậm trong lòng Hương Thanh. "Nghe đĩa của tôi, lâu lâu bạn sẽ thấy... lòi gốc cải lương. Đâu đó sẽ có chút âm nhạc cải lương, những bài lý", Hương Thanh cười nói.
Sự kết hợp âm nhạc dân tộc Việt Nam với tiết tấu nhạc phương Tây và cụ thể là jazz của Hương Thanh đôi lúc cũng bị cho là "phá" nhạc dân tộc, vì không đi theo cách chơi, cách nghe quen thuộc.
Hương Thanh cho rằng nếu người soạn nhạc giỏi, đàn hay thì sẽ chinh phục được người nghe không cần biết là thể loại nhạc nào. Cô bày tỏ người theo đuổi kiểu chơi nhạc này phải có cái đầu mở. Và người tiếp nhận, thưởng thức cũng phải cởi mở như vậy.
Các chương trình thường chỉ có một ca sĩ nên Hương Thanh đã quen với việc đứng trên sân khấu hát suốt từ một đến hai tiếng. Để có thể duy trì phong độ suốt 35 năm nay, Hương Thanh bảo mình không bao giờ tự hài lòng mà phải học hỏi hoài, cập nhật hoài.
Và con đường của âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới là hành trình của những con người bản lĩnh, cầu tiến, có một niềm thương tha thiết với từng câu hò, điệu lý dân tộc như Hương Thanh, đã chuyên chở tình yêu ấy hơn 30 năm nay.
Tang lễ Đức Tiến: Vy Oanh bị mắng vì vui cười chụp ảnh, Hương Lan bức Keng17:15:17 31/05/2024Mới đây, tang lễ của Đức Tiến đã được diễn ra tại Mỹ. Đông đảo bạn bè đồng nghiệp của nam diễn viên - siêu mẫu xấu số đã có mặt để tiễn biệt anh và chia buồn với gia đình.
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo