Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Những câu chuyện về thâm cung bí sử Trung Hoa luôn là chủ đề hấp dẫn với bất cứ ai, chẳng hạn như chuyện "chăn gối" của Hoàng đế. Nội dung dưới đây sẽ gợi mở một phần đời sống phòng the vô cùng nguyên tắc của các vị vua Trung Quốc thời xưa.
Được biết, thời Trung Quốc xưa, hầu hết các Hoàng đế thường lên ngôi khi hơn 10 tuổi - độ tuổi chưa đến giai đoạn dậy thì nhưng họ đã phải tính đến chuyện hôn nhân, lấy vợ, nạp thê thiếp,...
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, "lần đầu tiên" của Hoàng đế ắt hẳn phải ở bên Hoàng hậu hoặc các phi tần, thế nhưng thực tế lại không phải vậy.
Hầu hết các Hoàng tử sau khi sinh ra đều có bảo mẫu chăm sóc. Nguyên nhân đơn giản là do các phi tần sinh xong đều lao vào "cuộc chiến" giữ dáng, họ không có nhiều thời gian chăm sóc cho Hoàng tử.
Những bảo mẫu chăm sóc ngày đêm cho Hoàng tử có độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi. Ngoại hình phải ưa nhìn, khỏe mạnh. Là người thân cận bên Hoàng tử từ nhỏ, được tiếp xúc hàng ngày nên những bảo mẫu này dễ trở thành người đầu tiên "khai sáng", truyền thụ lại kinh nghiệm phòng the cho Hoàng tử.
Số phận của những bảo mẫu này khá hẩm hiu. Về sau những người không được phong tước nào do thân phận quá thấp chỉ có thể tiếp tục làm bảo mẫu cho Hoàng đế suốt đời. Nhưng cũng có số ít bảo mẫu may mắn được Hoàng đế "chấm", sủng ái và cho một danh phận rõ ràng, thậm chí phong là thiếp của Hoàng đế.
Ngoài ra, đối tượng thứ 2 dễ được Hoàng đế trao "lần đầu tiên" là cung nữ phụ trách việc giáo dục chuyện "giường chiếu" cho Hoàng đế. Thời nhà Thanh, có 8 cung nữ được tuyển chọn để trở thành người dạy Hoàng đế lý thuyết tình dục và truyền thụ kiến thức thực tiễn chuyện "giường chiếu" cho Hoàng đế hàng ngày.
Những nữ quan này phải xinh đẹp, tính tình đoan chính, để có thể giúp Hoàng đế tìm hiểu và làm quen những kiến thức tâm sinh lý một cách "chuyên nghiệp" mà không ngại ngùng. Vốn có ngoại hình nổi bật cùng tính cách dịu dàng, một số nữ quan thường xuyên ở cạnh tiếp xúc với Hoàng đế nên dễ dàng nảy sinh tình cảm. Nhờ con đường đó, họ sẽ một bước lên cao và trở thành phi tử được vua yêu thương.
Tuy nhiên, cũng có những nữ quan tương đối bằng lòng với cuộc sống không tranh đấu trở thành phi của Hoàng đế. Họ vẫn được ban lương, rời cung trở về quê hương, sau đó kết hôn, sinh con đẻ cái, sống một cuộc đời đơn giản, kết cục của những người này thường tốt hơn những người thích tranh đấu chốn hậu cung.
Bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau và điều này hoàn toàn được cho phép dưới thời phong kiến Trung Hoa, bởi niềm tin mãnh liệt rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài. Truyền thuyết từng đồn đại rằng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng - một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó.
Đến thời nhà Tùy, vị vua cuối cùng của triều đại khi đó là Tùy Dạng Đế (581-618) từng có bên mình 1 hoàng hậu, 2 thái phi, 6 ngự thiếp, 72 bà tần và hơn 3000 cung phi hầu hạ, tuy vậy từng đó là chưa đủ để thỏa mãn dục vọng của vị Hoàng đế "hoang dâm" này. Theo một sử gia trong triều đình ghi chép lại thì Tùy Dạng Đế thường bắt cóc các bé gái chưa đến tuổi vị thành niên và đặt vào một chiếc ghế được chế tạo đặc biệt, với cái tên mĩ miều là "ghế trinh tiết". Ngay khi ngồi lên chiếc ghế này, các móc khóa sẽ được bung ra để trói chặt tay chân của cô gái tội nghiệp, đồng thời miếng đệm phía dưới sẽ được nâng lên vừa đủ sao cho Hoàng đế có thể dễ dàng ban phát "đặc ân" cho cô gái đó.
Với cường độ và số lượng lớn như vậy, việc sắp xếp một cách quy củ lịch sinh hoạt "phòng the" của Hoàng đế được coi là một nhiệm vụ tối quan trọng, nhằm đảm bảo long thể cho người đứng đầu đất nước. Quy trình này dưới thời nhà Thanh được thực hiện bởi một cơ quan riêng biệt có tên gọi là Kính Sự phòng. Cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, chuyên phụ trách ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua.
Vì lý do đó, những chiếc đồng hồ đo lịch đầu tiên đã được người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 10, mặc dù chúng không phải được dùng với mục đích chính là theo dõi thời gian. Thay vào đó, họ sử dụng những chiếc đồng hồ này để lên lịch, xác định tần suất cũng như thời gian biểu cho cung tần mĩ nữ vào hầu hạ hoàng thượng. Thái giám sẽ chịu trách nhiệm trông coi cũng như đánh dấu vào thời gian biểu sau mỗi lần Hoàng đế thị tẩm bằng mực đỏ châu sa của triều đình.
Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ? JLO15:57:34 24/12/2024Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo