Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu "tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần" với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính...
Vệ Linh Công "dâng trai cho vợ"
Nhắc đến Vệ Linh Công, vị vua nước Vệ, chồng của hoàng hậu Nam Tử, vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với những mối tình điên đảo, người ta không thể bỏ qua những hoài nghi về giới tính của vị vua này.
Tương truyền, Vệ Linh Công nổi tiếng là ông vua độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc nhờ vụ việc "dâng trai cho vợ". Mặc dù biết mối tình của vợ mình là Nam Tử với công tử Triều nhưng Vệ Linh Công vẫn dung túng và tiếp tay đến mức triệu công tử Triều vào cung để tiện bề hầu hạ vợ mình. Tuy nhiên, theo một số tài liệu cho biết sở dĩ Vệ Linh Công có hành động bất thường này là bởi vị vua nước Vệ vốn có tình ý với công tử Triều.
Ngoài việc có tình ý với công tử Triều, những "mối tình" được ghi lại trong lịch sử của Vệ Linh Công còn có một người đàn ông tên là Di Tử Hà. Di Tử Hà vốn là một nho sĩ sở hữu ngoại hình vô cùng khôi ngô tuấn tú, nên nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của Vệ Linh Công. Vì thế, Vệ Linh Công đã nhanh chóng triệu Di Tử Hà vào cung ở cùng mình và ra sức chiều chuộng người đàn ông này.
Nhiều tài liệu cho biết, vì Dư Tử Hà mà Vệ Linh Công có thể bỏ qua mọi phép tắc trong cung chỉ để cho "người tình" vui lòng.
Sau này khi mối tình nguội lạnh, Dư Tử Hà bị đuổi ra khỏi cung còn Vệ Linh Công lại mê mẩn người tình của vợ. Vì thế, Vệ Linh Công cho công tử Triều đặc quyền ra vào cung cấm thường xuyên. Sau này khi kết thúc bạo loạn, Vệ Linh Công lại tiếp tục đón công tử Triều và vợ mình về cùng, mặc dù biết hai người cùng nhau bỏ trốn.
Hán Văn Đế "mê mẩn trai đẹp"
Nếu Vệ Linh Công nổi tiếng vì điển tích "dâng trai cho vợ" thì Hán Văn Đế lại nổi tiếng là vị vua đam mê sắc đẹp của đàn ông. Mặc dù có công lao tạo dựng nên thời thịnh trị Văn Cảnh nhưng Hán Văn Đế cũng vô cùng nổi tiếng với những mối tình đồng tính của mình. Một trong những mối tình nổi tiếng của Hán Văn Đế chính là mối tình với chàng phu chèo thuyền Đặng Thông.
Đặng Thông vốn là thủy thủ của đoàn ngự thuyền trong cung. Theo nhiều tài liệu ghi lại được thì trước khi gặp Đặng Thông thì Hán Văn Đế nhiều lần gặp hình ảnh một chàng trai chèo thuyền trong giấc mơ. Chính vì thế, khi gặp Đặng Thông, Hán Văn Đế như tìm được người trong mộng nên vô cùng sủng ái. Hán Văn Đế chiều chuộng và chu cấp vàng bạc châu báu cho Đặng Thông, đêm ngủ cùng giường.
Sau này Thái tử Lưu Khải phát hiện cha mình sủng ái và yêu thương Đặng Thông nên đem lòng ghen ghét. Ngay sau khi lên ngôi vua, Lưu Khải lấy hiệu là Hán Cảnh Đế đã ngay lập tức tịch thu tài sản của Đặng Thông và biến ông thành kẻ nghèo đói.
Trần Văn Đế và mối tình đẹp như mơ với mỹ nam khâu giày
Trần Văn Đế được đánh giá là một ông vua có năng lực bởi trong suốt thời gian cai trị ông đã khuếch trương rất lớn về mặt lãnh thổ và sức mạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Trần Văn Đế lại là một người yêu thích nam giới. Một trong những mối tình sâu sắc nhất của vị hoàng đế này chính là mối tình với mỹ nam khâu giày Hàn Tử Cao.
Hàn Tử Cao làm say đắm bao trái tim thiếu nữ bởi vẻ ngoài tươi sáng khôi ngô tuấn tú của mình. Tuy nhiên, Hàn Tử Cao đã cự tuyệt tất cả để tình nguyện hầu hạ Trần Văn Đế Trần Tây. Mặc dù mối tình này trái với lẽ thường nhưng cả Hàn Tử Cao và Trần Tây đều không có ý định che giấu. Cả 2 ngày đêm quấn quýt bên nhau mặc cho mọi lời dèm pha và ngăn cản của quần thần.
Đỉnh điểm của việc này là việc Tử Cao đòi Trần Tây sắc phong mình là Nam Hoàng hậu. Tuy nhiên, việc ngược đời này chưa kịp thực hiện thì những hành động yêu chiều người tình của Trần Tây đã khiến vương triều biến loạn.
Sau đó Trần Tây lâm bệnh nặng, Tử Cao ngày đêm chăm sóc như một người vợ hiền. Sau khi Trần Văn Đế băng hà, Tử Cao cũng sống lui về hậu cung và kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh? Minh Lợi17:03:53 27/06/2024Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có nhưng không sống tới tuổi trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một lời nguyền bí ẩn.
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo