Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu?

Minh Lợi16:48 28/10/2023

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Giả thuyết Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh gây kinh ngạc, mọi nghi vấn xuất phát từ bài thơ mà 'đệ nhất tham quan' này viết trước khi tự kết thúc cuộc đời tại phủ của mình.

Sau khi bộ phim Tể tướng Lưu gù lên sóng năm 1996, Hòa Thân trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam Nhiều người cho rằng ông chính là tham quan đệ nhất không chỉ của triều Thanh, mà còn trong cả lịch sử Trung Quốc. Xoay quanh nhân vật này quả thực có rất nhiều chuyện đáng kể.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 1

Theo sử cũ ghi chép, Hòa Thân làm quan 30 năm, đến khi kiểm kê tài sản của ông ai nấy đều phải kinh ngạc. Tổng số tiền ông từng tham ô lên tới 1 tỷ lượng bạc, tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh.

Cuối cùng khi Càn Long vừa mới băng hà chưa đầy nửa tháng thì Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh vừa kế vị ban cho cái chết, kết thúc một cuộc đời huyền thoại.

Sự nghiệp thăng hoa

Hòa Thân (1750 - 1799), thuộc dòng họ Nữu Hỗ Lộc, người Chính Hồng Kỳ tại Mãn Châu, cha ông từng làm Phó Đô thống tỉnh Phúc Kiến nhưng mẹ lại sớm qua đời. Gia cảnh Hòa Thân dần suy tàn. Cuộc sống của ông khi nhỏ khá vất vả, thậm chí thường ăn không đủ no, hai anh em phải sống nhờ vào người khác.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 2

Lớn lên Hòa Thân sở hữu một tướng mạo phi phàm, là một chàng trai tuấn tú nức tiếng xa gần. Hơn nữa ông còn tinh thông bốn thứ tiếng là: Mãn Thanh, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng. Kể cả Tứ Thư, Ngũ Kinh ông cũng đều thông hiểu.

Năm 18 tuổi, Hòa Thân được Phùng Anh Liêm, Tổng đốc Trực Lệ yêu mến và gả cháu gái cho. Từ đó ông như "cá chép hóa rồng", dần dần bước lên đỉnh cao sự nghiệp, bất chấp việc thi cử không đỗ đạt.

Khi bước sang tuổi 25, Hòa Thân với tướng mạo khôi ngô, tài ăn nói dí dỏm, đã lọt vào mắt Hoàng đế Càn Long.

Chỉ khoảng một thời gian sau, nhờ học thức uyên thâm, am hiểu thơ văn, quản lý tài chính, cùng tài ngoại giao tài ba, Hòa Thân được Càn Long tin tưởng, trọng dụng, kiêm tới 9 chức quan lớn trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đại thần quan cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại sĩ Thủ phụ.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 3

Bên cạnh đó, Hòa Thân còn được vua ban cho đặc quyền cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành, vinh dự thường dành riêng cho những quan chức cao cấp tuổi cao, không đủ sức khỏe để đi bộ tới điện triều.

Năm 1790, mối quan hệ của Hòa Thân và Càn Long thêm phần khăng khít khi con trai của ông nên duyên cùng Thập Cách cách.

Quá trình thoái hóa và tham ô

Nhiều sử sách nhắc đến việc, khi bắt đầu sự nghiệp làm quan, Hòa Thân đề cao sự thanh bạch, liêm minh. Thậm chí, ông còn đích thân vạch trần nhiều tham quan. Tuy nhiên, khi địa vị ngày càng được củng cố, bên cạnh đó là sự yêu chiều của vua, ông không còn kiểm soát được bản thân.

Hòa Thân không ngại công khai việc bản thân nhận hối lộ, tống tiền các viên quan nhỏ. Không chỉ vậy, ông cùng các tay sai còn ra sức vơ vét của cải, dù cho đó là tiền cứu đói, hay quốc khố quân sự, dù thời kỳ ấy, nhà Thanh liên tục bị các thế lực nổi loạn tấn công.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 4

Kiểm kê tài sản tại phủ của Hòa Thân, ai nấy cũng phải kinh ngạc trước tổng số tiền ông từng tham ô, lên tới 11 tỷ lạng bạc, tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh. Ngoài ra, trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hòa Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu.

Lời nguyền trước khi qua đời

Sau khi Hòa Thân chết, toàn bộ tài sản của ông đều bị tịch thu, sung công. Nhờ chuyện này mà quốc khố nhà Thanh trở nên giàu có. Dân gian bởi thế mới có câu: "Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no".

Hoàng đế Gia Khánh vốn định xử Hòa Thân tội lăng trì. Nhưng các quan đại thần và công chúa cầu xin, Hoàng đế mới đổi lại, ban cho Hòa Thân tự kết thúc đời mình trong nhà.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 5

Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười một cách lạnh lùng, ghê rợn. Sau đó ông viết một bài thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh. Lời nguyền như sau:

Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân

Kim triều tản thủ tạ hồng trần

Tha niên thủy phiếm hàm long nhật

Nhận thủ hương yên thị hậu thân.

Tạm dịch:

Năm mươi năm hư hư thực thực

Kiếp này buông tay tạ hồng trần

Năm sau nước dâng con lũ lớn

Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.

Hai câu thơ đầu là hồi ức về những điều đã qua của Hòa Thân, coi cuộc đời 50 năm của mình như mây khói. Hai câu sau ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. "Thủy phiếm hàm long" chỉ nước lũ dâng cao.

Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ.

Câu cuối "Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân" chính là ngụ ý Hòa Thân sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai, sông Hoàng Hà vỡ đê một lần nữa tại tỉnh Hà Nam. Và chính trong lần Hoàng Hà dâng lũ lần thứ hai, năm đó một bé gái cất tiếng khóc chào đời. Cô bé ấy chính là Từ Hy Thái Hậu sau này.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 6

Có người nhận định Hòa Thân chính là kiếp trước của Từ Hy Thái Hậu. Vì lòng thù hận từ kiếp trước, bà khiến Vương triều Mãn Thanh ngày một lụi tàn và cuối cùng bị diệt vong. Điều này cũng ứng nghiệm với lời nguyền Hòa Thân lưu lại từ 100 năm về trước.

Tất nhiên đó chỉ là một giả thuyết rất ly kỳ, còn tính thực hư của câu chuyện kiếp trước của Từ Hy Thái Hậu có phải là Hòa Thân thì không hề có cơ sở nào để xác định.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu? - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Từ Hy Thái hậu thích cho cánh hoa cúc vào lẩu, thái giám cung nữ có được hưởng sái đồ thừa Hoàng đế?

JLO19:48:15 18/11/2023
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế mỗi bữa dùng hàng chục cho tới hàng trăm món sơn hào hải vị. Nhiều người tò mò, liệu cung nữ, thái giám có được ăn thức ăn thừa của hoàng đế, phi tần?

 3  |  0 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình

Thảo Mai19:44:44 20/09/2024
Trong lịch sử Trung Quốc, Từ Hi thái hậu nổi tiếng là một người phụ nữ quyền lực của triều đại nhà Thanh. Những thông tin về cuộc sống đời thường của bà luôn khiến hậu thế phải tò mò.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Kỳ lạ bàn tay phi tần thời xưa luôn "dính" với "móng tay giả", mục đích làm gì?

An Nhi16:37:51 26/06/2024
Nhẫn móng tay còn được gọi là móng tay giả hay hộ giáp . Nó đã xuất hiện rất lâu, từ tận thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên!

 1  |  1 Thảo luận  |  

Không ai dám cưới cung nữ dù trẻ đẹp, lý do đằng sau khiến ai cũng sốc!

Thảo Mai17:09:13 27/03/2024
Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Hòa Thân trở thành một trong những người giàu nhất thế giới bằng cách nào?

Nguyễn Tuyết16:40:14 25/03/2024
Hòa Thân được mệnh danh là đệ nhất tham quan thời Đại Thanh. Theo Nhật báo phố Wall, ông còn là một trong 50 người giàu nhất thế giới nhờ các cách thức kiếm tiền mà hậu thế phải bất ngờ.

 5  |  1 Thảo luận  |  

Cô dâu xưa phải đội khăn trùm đầu đỏ khi xuất giá, tưởng lãng mạn ai dè đáng sợ

JLO16:28:46 14/03/2024
Trong nhiều bộ phim cổ trang, người ta thường thấy các cô dâu thời xưa sẽ đeo khăn trùm đầu đỏ . Thực tế, nó được coi là một biểu tượng của sự lãng mạn và lễ hội nhưng lại bắt nguồn từ một câu chuyện đẫm máu đằng sau nó.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?

Minh Lợi14:08:01 16/02/2024
Cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy máu là điềm báo xui xẻo. Vì vậy nếu chẳng may được sủng hạnh vào đúng ngày tới tháng , Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay tiền và cái kết muối mặt

Keng19:05:18 13/01/2024
Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, tới Thái hậu hét ra lửa như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, bí mật trốn khỏi kinh thành.

 6  |  1 Thảo luận  |  

Lộ diện công chúa nhiều chồng nhất lịch sử Trung Quốc, sống truỵ lạc, bê tha

Gia Nhi17:14:09 12/01/2024
Tuy là công chúa của hoàng tộc danh giá, nhưng cô gái này lại có lối sống truỵ lạc, buông thả, thậm chí còn bị mệnh danh là nhiều chồng nhất nhất lịch sử Trung Quốc.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Tôn Sách và cuộc sống ngày cuối đời gây chấn động lịch sử

T.P15:08:22 23/12/2023
Người Việt Nam hầu như ai cũng biết nàng Thúy Kiều, nhân vật trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Còn người Trung Quốc cũng có 2 nàng Kiều. Đó là hai người con gái đẹp nổi tiếng thời Tam quốc được La Quán Trung và nhiều sách sử nhắc đến.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Muôn kiểu tổ chức sinh nhật của Hoàng đế Trung Hoa cổ đại: 1 món quà mà ai cũng thích!

Đình Như18:17:52 03/12/2023
Hoàng đế là người quyền lực nhất thời cổ đại, có trong tay cả thiên hạ. Vậy nên, tiệc sinh nhật cũng rất cầu kỳ. Tuy vậy, trước các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, mọi người đều không tổ chức sinh nhật.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Lý do sư tử trong Tử Cấm Thành đều có đôi tai cụp xuống: Lời nhắc nhở cực đáng sợ đến phi tần

JLO17:54:23 20/10/2023
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố cung, là cung điện hoàng gia lâu đời bậc nhất Bắc Kinh (Trung Quốc). Đằng sau mỗi sự vật, mỗi chi tiết trong Tử Cấm Thành đều ẩn chứa ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng biết.

 3  |  0 Thảo luận  |  

rosé aptanh trai "say hi"hằng du mụclisamiss universe -kỳ duyênbruno marstriệu lệ dĩnhthanh thúyquang linh -thủy tiên