Gia đình bé 2 tuổi ra đi ở Bình Dương kiên quyết không nhận tiền ủng hộ vì muốn bé sớm được siêu thoát
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Theo chia sẻ của phụ huynh, cả hai nữ sinh có quan hệ tình cảm. Trước đó một tuần, 2 nữ sinh bỏ nhà đi đâu không rõ nên gia đình tìm kiếm.
Đến nay, Công an quận 12 vẫn đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra vụ 2 cô gái rơi lầu tử vong tại chung cư Topaz Home trên đường Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12 (TP.HCM).
Liên quan đến vụ việc, người nhà của 2 cô gái đã đến cơ quan chức năng làm việc. Sau khi xem hình ảnh qua camera, 2 phụ huynh xác nhận 2 cô gái tử vong tại chung cư là con của mình. Cụ thể danh tính 2 nữ sinh là L.N.T.K (16 tuổi, ngụ quận 12) và N.T.T.H (16 tuổi, ngụ quận 4), đều đang học tại một trường ở quận 3 (TP.HCM).
Theo chia sẻ của phụ huynh, cả hai nữ sinh có quan hệ tình cảm. Trước đó một tuần, 2 nữ sinh bỏ nhà đi đâu không rõ nên gia đình tìm kiếm. Sau đó gia đình thấy một số tin nhắn giữa 2 nữ sinh có nhắc đến ý định tự tử.
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng 2h30 phút cùng ngày, một nam bảo vệ chung cư đang trực thì nghe tiếng động lớn gần chốt trực nên lại gần kiểm tra thì phát hiện 2 người nằm bất động trước chung cư nên trình cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, Công an quận 12, Viện KSND cùng cấp phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM khám nghiệm hiện trường. Tại tầng thượng tòa nhà A1 của chung cư này, cơ quan chức năng phát hiện có 2 balo, 1 ván trượt, điện thoại, không có giấy tờ tùy thân.
Trích xuất camera giám sát an ninh của chung cư và làm việc với các bảo vệ chung cư, xác định 2 nữ sinh trên đi bộ trên đường Phan Văn Hớn rồi hướng từ đường Trường Chinh đến QL1,vào chung cư. Tại đây, một nữ sinh lấy ván trượt phía trước chung cư.
Sau đó cả 2 nữ sinh đi bộ vào bãi xe chung cư rồi qua hồ bơi, đi cầu thang bộ lên tầng 3 tòa nhà A1 để đi thang máy lên tầng thượng của chung cư. Hình ảnh camera không ghi nhận hai nữ sinh bị ép buộc gì.
Làm việc với cơ quan điều tra, bảo vệ chung cư cho biết các lối vào chung cư phải dùng thẻ từ. Tuy nhiên khu vực cửa từ hồ bơi đi vào thì không dùng thẻ từ. Vì vậy 2 nữ sinh đã đi theo lối này để đi lên sân thượng rồi xảy ra sự việc đau lòng trên.
Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Trong bất kì một giai đoạn nào của cuộc sống, mỗi chúng ta đều đối diện với những xung đột tâm lý xã hội xuất phát từ nhu cầu cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu xã hội. Một trong số đó có thể giải quyết được, còn một số thì không, đặc biệt đối với trẻ, khi kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng thích ứng còn giới hạn. Vì thế, ở những tình huống khó khăn nhất định có thể kích hoạt suy nghĩ tiêu cực và bùng nổ về cảm xúc, khiến trẻ tìm cách chấm dứt căng thẳng bằng phương án tự tử.
Hiện nay tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp. Các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tự tử ở trẻ vị thành niên là lo âu, trầm cảm. Lo âu, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên (giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn). Đây là độ tuổi rất nhạy cảm trước những tác động của môi trường, xã hội do những thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi này.
Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên là do áp lực học tập, thi cử. Lịch học quá dày gồm học chính khóa, học thêm đã chiếm hầu hết thời gian làm cho trẻ cảm thấy luôn căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, một số trẻ dễ rơi vào tình trạng "sốc tâm lý" và nghĩ đến chuyện tiêu cực thậm chí kết thúc cuộc đời sau những thất bại trong học tập, thi cử. Hiện nay, trên thực tế ở Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều. Theo số liệu của 1 số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
Ngoài ra, mâu thuẫn trong cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên tự tử. Những mối quan hệ bất hòa, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, xã hội nhưng không được chia sẻ có thể khiến cho trẻ không tìm ra được những giải pháp để giải quyết. Trẻ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đến hành vi tự sát và xem việc tự sát như là một cách để giúp giải thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống.
Chúng ta có thể làm gì?
Tự sát ở vị thành niên là vấn đề có thể ngăn ngừa được.Việc hiểu rõ các nguyên nhân, các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm cách giải quyết và ngăn ngừa tình trạng này.
- Không áp đặt thành tích học tập cho trẻ, không nên đặt kỳ vọng quá cao ở trẻ vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ.
- Cần tạo sự gần gũi, gắn bó giữa bố mẹ với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học hành, trong các mối quan hệ xã hội.
- Phân bổ thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ 1 cách hợp lý. Nên tổ chức các buổi du lịch dã ngoại, hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, đảm bảo đời sống tinh thần lành mạnh cho trẻ.
- Dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.
Hãy nhớ rằng, tự tử ở trẻ vị thành niên có thể phòng ngừa được.
Vụ "nữ quái" đốt nhà trọ vì bị "ngăn cấm tình cảm": Chính thức khởi tố với 2 tội danh Rosé14:52:06 09/04/2022Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy người phụ nữ này không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, hành vi đốt xe là do mâu thuẫn thù hằn cá nhân thì người phụ nữ này có thể sẽ bị xử lý hình sự về...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo