Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray

Phi Yến16:36 17/03/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Thanh niên nghe điện thoại sát đường ray đã bị tàu hỏa tông trúng và không qua khỏi. Thời điểm trước khi xảy ra tai nạn lái tàu kéo còi cảnh báo, đồng thời dùng biện pháp "hãm khẩn" nhưng cự ly quá gần.

Sáng 17/3, ông Vũ Thanh Minh, Trưởng tàu khách SE1, Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội (Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội) xác nhận, tại khu gian Giáp Bát - Văn Điển (Hà Nội) xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng khiến 1 người qua đời.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 1

Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra khoảng 21h ngày 16/3 tại khu vực đối diện số nhà 1333 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vào thời điểm trên, tàu SE1 khi đến Km6 500 thuộc khu gian Giáp Bát - Văn Điển (Hà Nội) đã va phải người đàn ông khiến nạn nhân bị thương nặng.

Sau cú va chạm, tổ tàu đã tổ chức sơ cứu nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã không qua khỏi. Thanh niên xấu số được xác định là anh N.V.T. (sinh năm 1997, trú tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa).

Theo người dân có mặt tại hiện trường, trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn thương tâm, anh T. đang nghe điện thoại sát đường ray tàu. Khi tàu hỏa gần đến đã có tín hiệu còi cảnh báo, dùng biện pháp "hãm khẩn" để dừng tàu nhưng vì cự ly quá gần nên tàu đã va vào nạn nhân.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 2

Nhận tin báo, Công an quận Hoàng Mai đã có mặt bảo vệ hiện trường, phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vụ tai nạn giao thông. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Thời điểm năm 2016 từng xảy ra vụ tai nạn đường sắt tương tự, nạn nhân cũng nghe điện thoại rồi bị tàu hỏa tông trúng. Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h45 ngày 6/12, trên tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua địa phận xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An. Nạn nhân được xác định là ông Phạm Văn M. (sinh năm 1956, trú tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 3

Theo đó, vào khoảng thời gian trên, ông Phạm Văn M. đang trên đường đi làm thì dừng lại qua lan can phía bên kia đường ray để nghe điện thoại và đi vệ sinh. Cùng lúc này tàu hàng số HH3 lưu thông hướng Hà Nội - TP Vinh bất ngờ lao đến.

Phát hiện sự việc người dân đã cố hô hoán báo hiệu nhưng ông M. vẫn không nghe thấy. Hậu quả nạn nhân đã bị tàu tông phải và kéo lê hơn 50m, ra đi tại chỗ. Nhận được thông tin lực lượng chức năng lập tức có mặt tại hiện trường tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 4

Cũng tại Nghệ An, ngày 11/3/2024 đã xảy ra vụ tai nạn giao thông liên quan đến tàu hỏa. Theo đó, vào khoảng 12h30 cùng ngày, đoàn tàu Bắc Nam SE8 đang đi theo hướng Nam - Bắc, khi đến km304 500 khu gian Mỹ Lý - Quán Hành (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) thì bất ngờ phía trước có xe tải băng qua đường sắt.

Xe tải bị tàu hỏa tông nát phần cabin, rồi lật nghiêng. Đầu tàu hỏa cũng bị hư hỏng nặng, trong đó có 1 toa tàu bị trật bánh. Rất may, vụ tai nạn không gây thương vong về người.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 5

Được biết, xe tải này đang chở cát cho một dự án trên địa bàn. Mặc dù tuyến đường có đầy đủ biển báo cấm xe ô tô, nhưng tài xế xe tải bất chấp, vẫn lái xe đi vào đường cấm rồi băng qua đường sắt.

Trước tình trạng gia tăng các vụ tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đề nghị triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường sắt, góp phần phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông đường sắt.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 6

Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách dọc theo đường sắt để xóa lối đi tự mở. Đồng thời, ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính bố trí ngân sách trung ương để triển khai thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt.

Trong thời gian chờ xóa bỏ, các đơn vị cần bố trí nhân lực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, cắm biển cảnh báo, biển hạn chế phương tiện đường bộ, thu hẹp chiều rộng, giải tỏa tầm nhìn, lắp đặt đèn, xây dựng gờ giảm tốc để cảnh báo.

Hà Nội: Thanh niên bị tàu hỏa tông qua đời khi nghe điện thoại sát đường ray - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
hằng du mục bị tương táchạt tiêu playlydie vũcâu chuyện hoa hồng# babymonster- quang linh vlogmrvittôn bằngxemesisjenniemiss supranationallisalưu diệc phieuro