Trend đỏ mặt đỏ mắt: Cơn bão càn quét tiktok, trào lưu ám ảnh giới trẻ?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Hình ảnh người giáo viên thời gian qua đang khiến dân mạng nhức nhối trước sự việc của hai cô giáo gây tranh cãi, một người đòi hỏi phụ huynh mua laptop, một người lại có hành động thân mật quá mức trong lớp học.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này. Ông nói: Tôi có theo dõi những vụ việc báo chí phản ánh gần đây liên quan tới ngành giáo dục, trong đó nổi bật là hai sự việc như vừa nêu trên. Một vụ việc liên quan tới kinh tế (một giáo viên xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop), một vụ việc liên quan tới tình cảm (một giáo viên và một học sinh thân mật ngay tại lớp học). Tôi cho rằng đó là những sự việc hết sức đáng tiếc, đáng để phê phán. Những hiện tượng đó đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.
Ở vụ việc cô giáo xin hỗ trợ mua laptop. Mặc dù quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh học sinh ngày càng thân thiện và chia sẻ, nhưng cô giáo trong vụ việc này đã quá lợi dụng tình cảm đó để kêu gọi phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop soạn bài. Cô giáo ấy quan niệm việc kêu gọi phụ huynh học sinh hỗ trợ tiền là đang thực hiện "xã hội hóa giáo dục". Theo tôi, đó là hành động rất sai lệch; sai với tinh thần xã hội hóa của Đảng, Nhà nước.
Xã hội hóa không phải là một giáo viên có quyền huy động đóng góp cho cá nhân mình mà phải là một tổ chức; ít nhất phải là một trường hoặc một sở Giáo dục đứng ra kêu gọi xã hội hóa. Khi đã có những hành động sai lầm, lẽ ra nên có những hành xử khéo léo như xin lỗi và rút kinh nghiệm nhưng cô giáo ấy lại cố chấp tranh luận, cãi lý, lại càng dẫn đến sai lầm hơn.
Còn sự việc cô giáo trẻ tại quận Long Biên, Hà Nội, có những cử chỉ chưa phù hợp, để cho một em học sinh cấp 3 thể hiện thái độ, tình cảm thái quá như vuốt tóc, vuốt má. Đáng nói hơn là những hành động ấy xảy ra ngay tại lớp học, trên chính bàn giáo viên ngồi. Một cô giáo lại để cho một học sinh mơn trớn như thế, trái ngược lại hoàn toàn với quy định, quy chế của ngành Giáo dục; lại càng trái ngược với thuần phong mỹ tục, không đúng với đạo đức nghề giáo tại Việt Nam. Điều này có thể để lại những tác động xấu tới tâm lý của học sinh, đồng thời làm xấu đi hình ảnh của chính cô giáo ấy cũng như ngành giáo dục.
Chia sẻ quan điểm về lý do, giáo sư nói: Ngành nghề nào cũng có những người vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngành giáo dục cũng vậy, mỗi năm lại xuất hiện những hiện tượng xấu như thế. Đầu tiên phải nhắc tới là do nhận thức của những người này còn kém, chưa tới nơi tới chốn. Sau đó có thể tới vấn đề kinh tế, giao tiếp, ứng xử còn thiếu kinh nghiệm do mới vào nghề và không nhận thức được hậu quả của những việc mình làm.
Cũng có thể là những giáo viên đó giao tiếp, ứng xử theo kiểu hằng ngày. Khi bị ghi âm, quay lại clip để đưa lên mạng xã hội, người ta sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Dù vậy, những lời nói và ứng xử của các cô giáo ấy đều sai về cả đạo đức lẫn pháp luật.
Tuy mỗi năm đều nâng cao chất lượng giáo viên bằng những giải pháp, tuy nhiên không có hiệu quả. Giáo sư nói về việc này: "Theo tôi thì không thể kết luận như vậy bởi Hiến pháp, Luật pháp được ban hành đều đã được nghiên cứu rất kỹ càng nhưng vẫn có những người vi phạm. Với ngành giáo dục thì lại càng phải cần có thời gian, không thể sớm muộn mà đạt hiệu quả ngay lập tức được.
Nâng cao chất lượng, muốn có những sự thay đổi về chất đòi hỏi phải có thời gian, đòi hỏi bước đi, đòi hỏi cách nhìn nhận và cách đầu tư, trọng dụng con người thế nào cho đúng, cho hiệu quả".
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo