Quan Vũ bị Lưu Thiện ban cho ác thụy sau khi qua đời, lý do vì sao?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Gia Cát Lượng được mệnh danh là "Ngọa Long" với tài năng "liệu sự như thần", túc trí đa mưu. Dù đứng trên vạn người, chỉ dưới một người suốt hơn 30 năm nhưng gia tài ông để lại sau khi kê khai khiến Lưu Thiện khó tin vào sự thật.
Thời cổ đại Trung Quốc, người có thể làm chức quan Tể Tướng, Thừa Tướng có rất nhiều, nhưng người xứng đáng được mệnh danh là danh tướng thiên cổ thì chẳng có mấy người. Gia Cát Lượng là một trong số ít đó. Từ khi Lưu Bị qua đời ở Bạch Đế Thành, Lưu Thiện chỉ mới mười mấy tuổi, không hề có kinh nghiệm trị quốc, mọi trọng trách của cả nước Thục đều đặt trên vai của một mình Gia Cát Lượng. Khổng Minh vuốt vuốt râu, dùng ánh mắt thâm sâu ngước nhìn trời xanh, một mình cố gắng gánh vác trách nhiệm nặng nề.
Trong cuốn tản văn "Xuất sư biểu" của mình, Gia Cát Lượng tự giới thiệu thân thế của bản thân, vốn là nông phu trồng trọt ở Nam Dương, thái độ khiêm tốn này của ông khiến mọi người bội phục. Đi theo Lưu Bị chinh chiến tứ phương, không phải là để giành được công danh lợi lộc, cũng chưa từng nghĩ tới lấy bổng lộc cao, ở nhà cao cửa rộng. Nếu như muốn có công danh lợi lộc, với tài trí của Khổng Minh, hoàn toàn có thể lựa chọn đi theo Tào Tháo hoặc Tôn Quyền, đi theo họ chắc chắn là sẽ có đãi ngộ tốt hơn là đi theo Lưu Bị.
Sau khi Lưu Bị có chút khởi sắc, cũng không hề để Gia Cát Lượng thiệt thòi, cả hai gần như cùng ăn cùng ngủ, không phân chủ tớ, mọi ý kiến và lời khuyên của Gia Cát Lượng, hầu như Lưu Bị đều tiếp thu. Là một trong những người sáng lập lên nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng trở thành "Nhị đương gia" chỉ đứng sau Lưu Bị, có thể coi như ngang bằng chức Thừa Tướng, huống hồ thu nhập khi ấy của nước Thục cũng khá tốt, bổng lộc hàng năm của ông có lẽ rất khả quan.
Có một điểm có thể chắc chắn rằng, Khổng Minh là một quan thanh liêm, với nhân phẩm của ông, vốn dĩ không thể nào là ra những chuyện tham ô, bòn rút của công được, hơn nữa tiền thưởng và bổng lộc mà triều đình ban phát cho ông cũng không ít, đất đai vườn tược thì càng không phải nói. Dù tính từ năm 221 cho tới khi Khổng Minh qua đời (năm 234), làm Thừa Tướng 30 năm, gia sản mà ông tích lũy được có lẽ cũng rất nhiều. Vậy thì sau khi Gia Cát Lượng qua đời, rốt cuộc đã để lại bao nhiêu tài sản? Sau khi biết sự thật, Lưu Thiện cảm động rơi nước mắt.
Cho dù một người có tài giỏi đến mấy thì cuối cùng vẫn phải chết, Gia Cát Lượng thông minh hơn người đương nhiên cũng không thể thoát khỏi kết cục này. Trong lần cuối cùng bắc phạt, Gia Cát Lượng đổ bệnh, nước mắt rơi từ trong khóe mắt, không phải vì ông sợ chết, mà là vì tiếc nuối vẫn chưa hoàn thành được di nguyện của Lưu Bị. Cảm giác như đã gần đất xa trời, Gia Cát Lượng kêu người lấy bút mực ra, viết một bức thư cho Hậu chủ Lưu Thiện, cũng coi như là di ngôn lúc lâm chung.
Nội dung của bức thư này không dài, chưa tới 150 chữ, chia thành 2 phần. Phần thứ nhất, khuyên Lưu Thiện sau này cần phải yêu cầu về bản thân nghiêm khắc hơn, trải nghiệm nỗi khổ của người dân trong thiên hạ, không thể ham chơi như trước kia được. Phần thứ hai, Gia Cát Lượng báo cáo tình hình tài sản của mình, 15ha ruộng, thêm vào đó là hơn 800 cây dâu, ngoài ra không còn thứ gì nữa.
Nghe có vẻ như Gia Cát Lượng cũng khá giàu có, nhưng với chức vị của ông thì số tài sản này lại khá khiêm tốn, có lẽ không ít bổng lộc đều đã được ông đem đi quyên góp cho quân đội. Lưu Thiện đọc thư xong cảm thấy vô cùng bất ngờ, thậm chí còn nảy sinh lòng hoài nghi, cử người đi điều tra, phát hiện mọi lời mà Thừa Tướng nói đều là sự thật, cảm động rơi nước mắt.
Gia Cát Lượng không chỉ đảm nhiệm chức Thừa Tướng, còn là một người cha xuất sắc. Tài sản quý báu nhất mà ông để lại cho con cháu không phải là ruộng đất, đồng dâu, mà là tư tưởng trung quân báo quốc. Con trai ông là Gia Cát Chiêm và cháu trai Gia Cát Thượng đều ghi lòng tạc dạ những điều mà ông dạy, cuối cùng đều qua đời trên sa trường trong cuộc chiến chống lại sự tấn công của Đặng Ngải, không hề làm Gia Cát Lượng xấu hổ.
Nói về Gia Cát Lượng - nhà tiên tri vĩ đại của lịch sử Trung Quốc, không thể không kể đến đại chiến Xích Bích.
Đại chiến Xích Bích luôn được xem là trận đánh nổi tiếng nhất thời Tam Quốc không chỉ bởi quy mô mà còn vì ý nghĩa của nó. Chính trận chiến này đã định hình nên thế chân vạc của 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô. Và theo cuốn tiểu thuyết " Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, người góp công lớn nhất trong trận chiến này là Gia Cát Lượng với câu chuyện mượn gió Đông.
Đại chiến Xích Bích diễn ra trong bối cảnh Tào Tháo dẫn 22 vạn đại quân xuống Giang Nam nhằm bình định phương Nam, tiến tới thống nhất thiên hạ. Để đối đầu với quân Tào, liên minh Lưu - Tôn được thành lập với chỉ 5 vạn quân. Tương quan lực lượng giữa hai bên tỏ rõ sự chênh lệch.
Mặc dù vậy, quân Tào cũng không nắm được hoàn toàn lợi thế vì họ không giỏi thủy chiến. Thời tiết khi đó đang là mùa đông, gió Bắc thổi rất mạnh. Để tránh bị lật thuyền, Tào Tháo cho quân dùng những sợi xích lớn nối các chiến thuyền lại với nhau.
Đối phó với số lượng đông đảo của quân Tào, Chu Du và Gia Cát Lượng cùng nghĩ ra kế sách "hỏa công" để tiêu diệt địch. Tuy nhiên, vấn đề là, gió lúc đó ở Giang Nam là gió Tây Bắc, nếu liên minh Lưu - Tôn dùng hỏa công thì không khác gì tự thiêu mình. Cái họ còn thiếu ở đây là gió Đông.
Vấn đề này khiến Chu Du đau đầu, lo lắng đến mức sinh bệnh. Tuy nhiên, vào thời khắc quan trọng nhất, Gia Cát Lượng đã lập đàn cầu gió Đông và giải quyết được vấn đề then chốt của trận chiến.
Khi trận đại chiến diễn ra, quân của liên minh Lưu - Tôn áp sát chiến thuyền của quân Tào và phóng hỏa. Gió Đông thổi mạnh làm cho lửa bén càng nhanh. Tào Tháo không ngờ việc nối các chiến thuyền lại với nhau lại chính là tự đào hố chôn mình. Chỉ trong nháy mắt, hàng trăm chiến thuyền của quân Tào đã bị thiêu rụi. Tào Tháo đại bại phải tháo chạy với vài ngàn quân lính còn sót lại.
Đại chiến Xích Bích kết thúc với thắng lợi thuộc về liên minh Lưu - Tôn. Kế hoạch thống nhất thiên hạ của Tào Tháo bị phá hỏng, thế chân vạc thời Tam Quốc được hình thành.
Như vậy, có thể thấy gió Đông chính là yếu tố then chốt quyết định thắng bại của trận đại chiến này. Vậy thì, phải chăng Gia Cát Lượng có tài "hô mưa gọi gió"?
Theo lý giải của nhà văn La Quán Trung, Gia Cát Lượng là một người "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". Ông biết được rằng vào thời điểm Đông Chí, khí hậu sẽ ấm dần lên, và gió Đông Nam sẽ thổi nên đã chọn thời điểm này để "mượn gió Đông".
Có thể thấy, Gia Cát Lượng là một người túc trí đa mưu, liệu sự như thần.
Quật lăng Quan Vũ phát hiện sự thật sốc về Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng 49kg Bảo Nam16:05:10 14/05/2024Quan Vũ là vị tướng nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc, chiếm một vị trí gần như là tối thượng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc khi được tôn làm Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo