Thuỷ Tiên bất ngờ xoá MV, tung bộ truyện Doraemon nắm tay Công Vinh đi công viên Thuỷ Tinh chống quê
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Fujiko F. Fujio nổi tiếng với bộ truyện tranh đồ sộ gắn liền với tuổi thơ Doraemon. Fujiko F. Fujio mắc bệnh khi bước sang tuổi 90, ông qua đời vào ngày 23/9/1996, thọ 93 tuổi.
Đối với độc giả trên khắp thế giới, tên tuổi của tác giả huyền thoại Fujiko F. Fujio gắn liền với bộ truyện thiếu nhi Doraemon. Vì vậy, khi nhắc đến ông, người ta thường liên tưởng ngay đến các tác phẩm với nét vẽ tròn trịa đáng yêu, cốt truyện hài hước, dễ hiểu. Đỉnh cao nhất của tác giả Fujiko F. Fujio chính là chú mèo máy - 1 sản phẩm được đúc kết từ quá trình lao động miệt mài của tác giả người Nhật Bản và sau này đã trở thành 1 biểu tượng văn hóa đương đại trên toàn thế giới.
Chú mèo máy Doraemon cùng những người bạn thì đã quá nổi tiếng, thế nhưng ít ai biết rằng, phong cách sống và làm việc của tác giả Fujiko F. Fujio cũng được ngưỡng mộ không kém trong cộng đồng họa sĩ truyện tranh Nhật Bản, trong đó có người học trò của ông, mangaka Shintaro Mugiwara.
Tài năng hội họa sớm bộc lộ
Họa sĩ Fujiko F. Fujio tên thật là Hiroshi Fujimoto, sinh ngày 1/12/1933 tại tỉnh Takaoka (Nhật Bản).
Ông là một trong những họa sĩ truyện tranh đã làm nên sự "vươn lên thần kỳ" của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản, song hành cùng với đất nước.
Năng khiếu hội họa của ông được bộc lộ ngay từ khi còn bé. Chỉ mới học lớp 5, nhưng ông say mê truyện tranh và tự vẽ nhân vật theo quan sát và tưởng tượng của mình.
Về sau Fujimoto kể lại: "Ngay từ khi ấy, tôi đã có thói quen quan sát những hiện tượng xung quanh, cứ gì thấy thích thú là chép lại. Sau mới biết đó là một cách tích lũy tri thức giúp tôi có vốn để sáng tác Doraemon".
Đến khi học trung học cơ sở, ông bắt đầu vẽ manga cho một nhà xuất bản. Cùng với người bạn Motoo Abiko, cả hai đã cho ra đời tác phẩm đầu tay cùng bút danh là Tenshi Tama-chan.
Tuy nhiên, công việc đầu tiên mà Fujimoto khởi nghiệp lại không phải là vẽ manga. Trước khi quay lại với đam mê của mình, ông đã có một thời gian làm ở một công ty bánh kẹo, nhưng vì chấn thương nên phải nghỉ việc.
Năm 1954, ông quyết định đến Tokyo để trở thành họa sĩ chuyên nghiệp vẽ manga. Ông vừa học tập, vừa kiếm tiền bằng việc liên kết với các họa sĩ manga khác.
Trải qua nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, kiên trì, kết hợp cùng người bạn Motoo Abiko, ông và bạn mình dần nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà xuất bản.
Năm 1963, Fujimoto Hiroshi đoạt giải Hoạt họa Nhi đồng của Nhà xuất bản Shogakukan dành cho truyện Susume Robot and Tebukuro Tecchan.
Doraemon ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969. Nhân vật Doraemon được tác giả lấy ý tưởng từ hình ảnh con lật đật - món đồ chơi yêu thích của cô con gái nhỏ.
Đây là sản phẩm chung của ông và Motoo Abiko. Tuy nhiên chỉ có Fujimoto Hiroshi theo đuổi đến tập cuối cùng.
Năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Akibo chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto Hiroshi lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em.
Những câu chuyện đời thường, những rắc rối rất trẻ con hay những chuyến phiêu lưu thú vị luôn gắn liền với nhiều bảo bối thần kì đã nhanh chóng tạo nên một hiện tượng văn hóa lớn không chỉ riêng ở Nhật, mà lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới.
Khi sáng tác Doraemon, không chỉ mang lại cho trẻ em niềm vui thông qua những câu chuyện tràn ngập tình nhân ái, hướng thiện, Fujimoto Hiroshi còn đưa không ít kiến thức khoa học lẫn khoa học viễn tưởng vào tác phẩm của mình. Đến nay, khoa học bắt đầu hiện thực hóa những ý tưởng của ông.
Với Doraemon, Fujimoto Hiroshi đoạt giải ưu tú của Hiệp hội Họa sĩ truyện tranh Nhật bản năm 1973, giải thưởng Văn hóa của thành phố Kawasaki năm 1981, giải Truyện tranh cho trẻ em năm 1982.
Cùng giải thưởng do Bộ trưởng Bộ giáo dục trao tặng năm 1992, giải thưởng truyện tranh Osamu Tezuka lần thứ nhất năm 1997...
Nhật bản còn cho xây dựng Bảo tàng Fujio F. Fujio vào ngày 03/9/2011 tại quận Tama, thành phố Kawasaki (ngoại ô Thủ đô Tokyo) có khuôn viên rộng 3.700 m2.
Tái hiện lại những không gian, vật dụng, nhân vật quen thuộc trong câu chuyện chú mèo máy nổi tiếng, trưng bày 50.000 tác phẩm tranh gốc của Fujimoto Hiroshi.
Từng đến thăm Việt Nam
Fujiko F. Fujio từng gây bất ngờ khi là 1 trong những mangaka Nhật hiếm hoi đến thăm Việt Nam. Ông sử dụng toàn bộ tiền bản quyền để thành lập quỹ giáo dục cho trẻ em nghèo. Năm 1992, NXB Kim Đồng chọn Doraemon là bộ truyện tranh đầu tiên để phát hành. Đến tháng 3/1995, 94 tập truyện tranh không có bản quyền đã được phát hành.
Không thể ngờ rằng, chỉ sau 3 năm, 10 triệu quyển đã được phát hành khắp Việt Nam. Một số tờ báo Nhật còn cho rằng, Doraemon là nhân vật mà bất cứ trẻ em nào cũng biết vào thời điểm ấy. Shogakukan là nhà xuất bản nắm giữ bản quyền của bộ truyện tranh này lúc ấy khá khó chịu nhưng nhận ra món lợi nhuận từ Việt Nam nên đã đàm phán về bản quyền.
Bốn triệu Yên (khoảng 1 tỷ đồng) là số tiền mà Shogakukan yêu cầu Kim Đồng phải đền bù cho số truyện đã phát hành lậu trước đó. Cộng thêm với 4 triệu Yên cho việc mua lại bản quyền Doraemon tại Việt Nam. Thương vụ này được Fujiko F. Fujio - "cha đẻ" của Doraemon quan tâm và ông đã quyết định đến Việt Nam vào cuối năm 1996.
Đây là 1 điều rất khó xảy ra vì trong thời điểm này, bởi Fujiko F. Fujio đang bị ép tiến độ nộp truyện dài Doraemon tập 16 và vật lộn với căn bệnh ung thư quái ác. Fujiko F. Fujio là cái tên hot đầu tiên trong giới mangaka đến thăm Việt Nam. Vậy nên ông được Phó Thủ Tướng tiếp đón nhiệt tình, các em thiếu nhi lúc đó rất hào hứng khi được gặp tác giả của cuốn truyện tranh quốc dân ngoài đời thực.
Sau khi đàm phán, NXB Kim Đồng và Fujiko đều đồng ý kí hợp đồng bản quyền với số tiền 8 triệu Yên. Tuy nhiên, tác giả khiến nhiều người bất ngờ khi từ chối nhận toàn bộ số tiền trên. Thay vào đó, Fujiko F. Fujio thành lập nên Quỹ Giáo dục Doraemon và đóng góp vào đó để cho trẻ em nghèo Việt Nam. Đến năm 2017, quỹ từ thiện này đã lên đến 18 tỷ đồng.
"Cha đẻ" của chú mèo máy kỳ diệu sáng tác tới hơi thở cuối cùng
Được biết, từ năm 1989, họa sĩ Fujiko mắc bệnh ung thư gan và bệnh tim. Tuy nhiên, dù ở nhà, hay nằm trên giường bệnh, ông vẫn luôn làm việc. Năm 1996, tác giả Doraemon ấp ủ tập cho ra đời tập truyện dài "Nobita và cuộc phiêu lưu ở thành phố dây cót". Tuy nhiên, ông đã qua đời mà chỉ kịp vẽ bản nháp lần thứ 3 khi ông qua đời vào ngày 23/9/1996.
Theo lời của con gái, tác giả Doraemon đã ra đi trên chính chiếc bàn làm việc. "Thầy đã nắm chặt cây bút, hoàn thiện bản thảo này cho đến khi hoàn toàn mất đi ý thức", Shintaro luôn nhớ câu nói này và quyết tâm hoàn thiện đứa con tinh thần cuối cùng của thầy.
Thông qua những chia sẻ của người học trò thân thiết, người đọc có thể thấy được tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ của họa sĩ Fujiko. Ông là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ, cống hiến hết mình vì công việc. Và những trang truyện tranh về chú mèo máy Doraemon vẫn luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều độc giả.
Những bảo bối Doraemon đã thành sự thật sau nhiều năm, giấc mơ ngày bé không phải viển vông Hoàng Anh08:27:41 06/07/2022Trong truyện, Doraemon là chú mèo máy có chiếc túi thần kỳ, chiếc túi không đáy này chứa đựng hàng ngàn bảo bối diệu kỳ, những món bảo bối đã giúp Nobita và những người bạn có nhiều trải nghiệm vô cùng đặc biệt
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo