Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản

Phi Đức17:01 11/04/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Giống như nhiều truyền thuyết đô thị khác, đường hầm Inunaki và lâu đài Maruoka đều bắt nguồn từ những sự kiện có thật. Câu chuyện xoay quanh đường hầm và lâu đài này liên quan đến những vụ án kinh hoàng và hàng tá chuyện rùng rợn.

Nhật Bản nằm trong số những đất nước sở hữu rất nhiều " urban legend" đáng sợ. Họ thậm chí coi đó là đặc sản không thể thiếu dành cho mùa hè, cho những đêm cắm trại rực lửa nóng bức.

Vấn đề nằm ở chỗ rất nhiều trong số các urban legend của Nhật Bản lại dựa trên câu chuyện có thật - hay ít nhất một phần trong đó là thật. Chẳng hạn như câu chuyện về "đường hầm ma ám" Inunaki và ngôi làng cùng tên được cho là "kinh dị nhất Nhật Bản", dù vẫn còn tranh cãi về việc nó có tồn tại hay không!

Urban Legend - Truyền thuyết đô thị, là các truyện kể mang tính chất kinh dị nhưng chưa rõ tính xác thực thời hiện đại, đa số dựa trên câu chuyện thực dù đã được tam sao thất bản qua thời gian. Và dù được gọi là "đô thị" nhưng các truyền thuyết này không nhất thiết phải bắt nguồn từ đô thị, nên thường được gọi là "truyền thuyết hiện đại" nhiều hơn.

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản thường gắn với một địa điểm cố định nào đó trong thực tế. Đôi khi, những câu chuyện về các sự kiện truyền cảm hứng từ chính những địa điểm này thậm, chí còn đáng sợ hơn truyền thuyết được thêu dệt lên sau này. Hai trong số những địa điểm như thế là đường hầm hú hét Inunaki và lâu đài hiến tế Maruoka.

Ngày nay, ngôi làng Inunaki tọa lạc ở một vùng ngoại ô ở Nhật Bản. Tuy nhiên, từ cuối thế chiến 2 cho đến nay, không còn ai sinh sống ở Inunaki nữa. Inunaki trở thành một ngôi làng "ma", vây quanh bởi rừng cây thần bí. Được biết tại ngôi làng này có rất nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang và không khí thì luôn âm u, rợn người.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 1

Ở Nhật bản, năm 1603-1868 được gọi là thời Edo. Trong thời gian này có nhiều phe phái khác nhau sở hữu những vùng đất ở Nhật Bản. Ngôi làng Inunaki lúc này thuộc về gia tộc Kuroda, họ nắm mọi quyền lực đối với những người dân sống ở đây. Tuy nhiên, có một trận lụt lớn đã xảy ra, phá hủy hầu hết mọi vùng đất thuộc về Kuroda.

Do đó, từ cuối thế chiến 2 cho đến nay, không còn ai sinh sống ở Inunaki nữa. Theo thời gian Inunaki dần trở nên hoang vu ảm đạm, những ngôi nhà cũ kỹ rêu phong ẩn trong những đám cây rừng, lối vào được rào chắn càng khiến nó mang vẻ thần bí gây sự tò mò đối với những người từng đặt chân tới đây.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 2

Người dân vùng Fukuoka đồn rằng ngôi làng đã bị bỏ hoang, được bao quanh với không gian u ám, rợn người và những sự kiện kinh dị đã từng xảy ra. Mặc dù tồn tại, nhưng không mấy ai thực sự biết đường đến ngôi làng này. Vì những điều thần bí, khó hiểu xoay quanh Inunaki nên chính phủ Nhật Bản đã không công nhận địa điểm này trên bản đồ.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 3

Ngay bên cạnh lối vào làng có một đường hầm lớn, nhưng hiện giờ đã không thể sử dụng vì có những khối đá rất to che kín. Nhiều lời đồn đại rằng những ai cố gắng vào đường hầm đều không thấy quay trở lại để kể về ngôi làng.

Ở phía ngoài ngôi làng chỉ có độc một cánh cổng ngăn cách làng Inunaki với khu vực lân cận, trên cổng treo nhiều tấm biển khác nhau. Mỗi tấm biển đều có nội dung riêng, nhưng kỳ lạ nhất là biển báo "Hiến pháp và Luật pháp Nhật Bản không được áp dụng tại đây". Sự quái dị của ngôi làng này còn thể hiện ở chỗ, các thiết bị điện tử được cảnh báo là đều không thể sử dụng được trong khu vực này.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 4

Một sự thật đáng sợ đó là các thiết bị điện tử đều không thể sử dụng được trong khu vực nguy hiểm này vì làng Inunaki không có sóng điện thoại hay internet. Inunaki như một vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài và được cho là nơi "chỉ có vào mà không thể đi ra" vì theo nhiều lời đồn đại bất cứ ai mạo hiểm vào ngôi làng đều gặp phải những hiện tượng kinh hãi tột độ và mất tích một cách bí ẩn.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 5

Làng Inunaki còn nổi tiếng với một đoạn đường hầm, nơi từng xảy ra một vụ lấy mạng tàn bạo. Năm 1988, xác của công nhân nhà máy Umeyama Kouichi (20 tuổi) được phát hiện tại đèo núi Inunaki. Cảnh sát đã bắt giữ một nhóm thanh niên từ quận Takawa vì nghi ngờ giết Umeyama bằng cách đổ xăng lên người anh ta và đốt anh ta.

Nhóm thiếu niên này đã bắt Umeyama vào trong đường hầm cũ ở Inunaki. Chúng phanh quần áo và nhét vào miệng người đàn ông, trói chân tay anh ta và liên tục đánh vào đầu bằng đá. Máu thậm chí còn văng ra đủ xa để dính vào đoạn lan can gần đó. Người đàn ông liên tục cầu xin tha mạng, nhưng nhóm thiếu niên đã đổ xăng lên người và châm lửa.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 6

Trước kia, từng có nhiều người tới đường hầm Inunaki để tìm hiểu. Nhưng kể từ khi bộ phim Howling Village ra mắt năm 2019, đường hầm bỗng nhiên trở thành điểm nóng du lịch, thậm chí luôn đông đúc ngay cả trong thời buổi dịch bệnh.

Theo lời người dân địa phương, khu vực xung quanh và bên trong đường hầm hiện giờ toàn rác thải và các hình vẽ bậy sau những buổi tiệc tùng của giới trẻ. Trên thực tế, người dân ở đây quả là có sợ đường hầm này, nhưng không phải vì ma ám mà là do các băng đảng thường xuyên chọn đây làm nơi tụ tập.

Làng Inunaki có thực sự tồn tại hay không cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải. Tin đồn về ngôi làng kỳ lạ này xuất hiện tại Nhật Bản và lan truyền trên Internet từ những năm 1990. Làng Inunaki được cho là nằm sâu trong vùng nông thôn Inunaki thuộc tỉnh Fukuoka trên đảo Kyushu. Theo lời đồn, ngôi làng được nối liền với bên ngoài bằng một lối đi quy nhất qua hầm Inunaki.

Đường hầm Inunaki dẫn lối vào ngôi làng kinh dị, hãi hùng Nhật Bản - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
nhật kim anh mang thai- quang linh vlogbà phương hằngmiss charmgerard williamsdiễn viên phương lanbà hằngquảng hưngjackphần đấtbích tuyềnphạm văn đôngroséfanlọ lem