Một tuần 'chạy đua với thời gian' ở Thổ Nhĩ Kỳ, xúc động từ lời kể chiến sĩ VN tham gia cứu nạn
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Với địa chất và địa hình của một quốc gia như Việt Nam thì rất ít khi xảy ra động đất, hoặc nếu có thì cũng khá nhẹ, cho nên người dân thường hay chủ quan về vấn đề này. Cũng sẽ không có đủ kiến thức khi động đất đột ngột xảy đến.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, một trận động đất có độ lớn 4,4 độ, sâu chấn tiêu khoảng 16km vừa xảy ra tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ cũng có thể cảm nhận được dư chấn nhẹ.
Trả lời VietNamNet sáng nay (3/3), ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết, đang cử đoàn đi đánh giá thiệt hại sau trận động đất.
Theo ông Khánh, trận động đất xảy ra lúc rạng sáng, thời điểm trên ông và nhiều người cảm nhận rõ rung chấn của trận động đất mạnh 4,4 độ.
"Mọi thứ rung chuyển khoảng 30 giây sau đó trở lại bình thường", ông Khánh nói. Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết, trận động đất không gây thiệt hại về người. Một trường mầm non ở xã Pa Ủ có biểu hiện nứt nhẹ nên huyện đang cử đoàn đi đánh giá hiện trạng.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), khoảng 4h50 ngày 3/3, một trận động đất mạnh 4,4 độ xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Độ sâu chấn tiêu khoảng 16km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Tiếp đó, đến khoảng 8h, Trung tâm cũng phát bản tin một trận động đất mạnh 3,2 độ xảy ra tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Độ sâu chấn tiêu khoảng 16km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đánh giá, huyện Mường Tè, Lai Châu là khu vực có hoạt động động đất khá mạnh. Tại đây năm 2020, xảy ra trận động đất mạnh 4,9 độ Richter, khiến điểm trường mầm non bản Giẳng, xã Mường Tè bị sập trần thạch cao, làm 4 trẻ em bị thương nhẹ.
Tỉnh Lai Châu cũng như toàn bộ khu vực Tây Bắc là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên - Mường Lay, đứt gãy Sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu.
Gần nhất, ngày 27/7/2020, một trận động đất có độ lớn 5,3 độ Richter xảy ra tại huyện Mộc Châu (Sơn La) khiến các tỉnh miền Bắc cảm nhận rõ chấn động. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tại huyện Mộc Châu ghi nhận nhiều nhà dân bị hư hại trong trận động đất này và hàng chục dư chấn xảy ra sau đó.
Người dân nơi đây cần đề phòng các trận động đất lớn có thể xảy ra bằng việc xây dựng các công trình, nhà ở cần đáp ứng yêu cầu về kháng chấn đã được Viện Vật lý địa cầu khuyến cáo.
Dẫu Việt Nam không phải là 1 quốc gia phải thường xuyên gánh chịu những thảm hoạ từ động đất, nhưng trong suốt những ngày vừa qua hình ảnh người dân Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua thảm họa có lẽ cũng đã khiến nhiều người Việt Nam có được cái nhìn khách quan khi sự cố xảy đến.
Theo số liệu từ Al Jazeera, tới nay đã có hơn 50.000 người ra đi và 1,5 triệu người rơi vào cảnh 'màn trời chiếu đất' do trận động đất xảy ra hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Cô Sabriye Karan kể rằng, người chồng quá cố của cô từng làm việc trong công ty đường sắt quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 32 năm, và con gái của cô đã lớn lên từ nguồn thu nhập đến từ các đoàn tàu.
"Sau trận động đất kinh hoàng xảy ra đầu tháng trước, căn hộ của chúng tôi bị hư hại và buộc tôi cùng con gái phải chuyển tới một toa tàu bị bỏ hoang từ lâu để sinh sống. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng bản thân sẽ phải sống ở đây. Trước đây, chúng tôi thường có những niềm vui khi được đi lại bằng tàu hỏa. Nhưng nay, điều đó đã thay đổi", cô Karan nói.
Theo Al Jazeera, nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ cư trú tại thành phố Iskenderun sống sót sau trận động đất hôm 6/2 cũng đang phải trải qua cuộc sống tương tự cô Karan. Một số ít người có điều kiện thì sẽ tạm trú trong các khu nghỉ dưỡng, trong khi phần lớn những người dân nghèo chịu ảnh hưởng bởi thảm họa sẽ phải sống trong các thùng container, lều bạt hay các toa tàu bỏ hoang ở ga tàu Iskenderun.
Với những người tới ga tàu Iskenderun đầu tiên như cô Karan và con gái, họ sẽ ngủ trong các khoang hành khách riêng biệt. Còn với những người đến muộn, các dãy ghế trong tòa tàu sẽ được dùng làm nơi để họ ngả lưng.
Do có nhiều người dân tại thành phố Iskenderun phải tới trú ẩn trong ga tàu, nên các nhân viên tại đây thường xuyên phải cảnh báo người dân cần thận trọng và chú ý mỗi khi các đoàn tàu khởi hành hoặc chạy qua ga.
"Hồi mới tới đây sinh sống, âm thanh từ còi của các đoàn tàu mỗi khi chạy ngang qua khiến tôi và con gái giật mình. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã quen với điều đó. Khoang mà chúng tôi sinh sống dù chỉ rộng hơn cửa sổ của tàu hỏa một chút, nhưng vẫn đủ chỗ cho các đồ dùng thiết yếu. Với lại, chỗ ngủ của chúng tôi vẫn ấm hơn nhiều so với các căn lều bạt được dựng tạm bợ. Về vấn đề ăn uống, tôi và con gái sẽ xếp hàng ở nhà ga để chờ nhận bữa sáng và bữa tối từ các nhóm hỗ trợ nhân đạo", cô Karan cho hay.
Nổi da gà câu chuyện cứu hộ của trung tá Nguyễn Chí Thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ngọc Lan phản ứng ra sao? Phúc Sen18:31:04 28/04/2023Ngọc Lan thán phục, cảm kích trước câu chuyện cứu hộ xứng đáng đi vào lịch sử của trung tá Nguyễn Chí Thành, thành viên trong đoàn cứu hộ của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng của trận động đất.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo