Đột nhập thủ phủ 'siêu lừa' Myanmar: dân tình hoảng hồn vì thứ sau song sắt

3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trận động đất 7,7 độ tại Myanmar xảy ra đột ngột vì chưa có công nghệ dự báo chính xác. Trận động đất này hội tụ cả hai yếu tố là xảy ra ở vùng nông của vỏ Trái Đất và gần các khu dân cư, có thể khiến hàng chục nghìn không qua khỏi.
Trong bài viết đăng trên Sky News ngày 28/3, biên tập viên khoa học và công nghệ Tom Clarke cho biết dãy núi cao nhất thế giới Himalaya là minh chứng cho sức mạnh của mảng kiến tạo với việc nó được đẩy lên cao bởi sự dịch chuyển dần dần về phía Bắc của mảng Ấn Độ vào mảng Á-Âu.
Sức mạnh này là gần như không thể tưởng tượng được và thảm hoạ xuất hiện khi chỉ một phần rất nhỏ của sức mạnh ấy được giải phóng đột ngột. Điều đáng buồn là việc này đã xảy ra chỉ cách mặt đất khoảng 9,6km (6 dặm), ngay bên dưới chân của 1,2 triệu người sống tại thành phố Mandalay của Myanmar và các khu định cư xung quanh.
Một đường đứt gãy dọc theo ranh giới mảng Ấn Độ - Á-Âu chạy gần như trực tiếp bên dưới thành phố Mandalay. Qua nhiều thập kỷ, khi các mảng trượt qua nhau, căng thẳng tích tụ trong lớp đá dưới bề mặt và khi nó bị phá vỡ, một trận động đất xảy ra.
Những đứt gãy trượt ngang như vậy, theo cách gọi chuyên môn, không tạo ra những trận động đất mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, một trận động đất có độ lớn 7,7 (7,7 độ richter) vẫn cực kỳ mạnh và tàn phá, đặc biệt nếu nó xảy ra ở vùng nông của vỏ Trái Đất và gần các khu dân cư.
Hãng CNN ngày 28/3 cho biết thêm trận động đất ngày 28/3 chắc chắn là trận động đất lớn nhất tại Myanmar kể từ năm 1946 và có khả năng là trận động đất mạnh nhất trong thời hiện đại. Cơn địa chấn năm 1946 ước tính có cường độ từ 7,6 đến 7,7 và cũng xảy ra dọc theo Đứt gãy Sagaing.
Đây cũng là trận động đất đầu tiên mạnh trên 7,0 ở Myanmar kể từ năm 1991, khi một trận động đất mạnh 7,0 xảy ra cách tâm chấn trận động đất vừa qua khoảng 160km về phía bắc.
Lần gần đây nhất có một trận động đất trên đất liền có cường độ như vậy là trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023, khiến hơn 50.000 người không qua khỏi. Trận động đất ở Myanmar có ước tính về độ rung lắc và thiệt hại tương tự như trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó.
USGS cho biết, trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 750.000 người phải chịu rung lắc dữ dội; còn trận động đất ở Myanmar đã khiến khoảng 800.000 người phải chịu rung lắc dữ dội. Điều đáng chú ý là Myanmar có số người phải hứng chịu trận động đất mạnh và nghiêm trọng (cấp độ 8 và 9) cao gấp đôi, gần 5 triệu người so với con số 2,7 triệu người trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện tại quy mô thiệt hại của thảm họa này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tờ Dailymail cho biết USGS cảnh báo con số thương vong có thể lên tới 10.000 người, thậm chí 100.000 người.
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương - chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý địa cầu, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - nhận định như vậy khi trao đổi với truyền thông sáng 29-3, về trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar.
Theo ông Phương, động đất ở Myanmar là động đất kiến tạo, không phải động đất do tác động của con người. "Ở Myanmar có đứt gãy sâu, là nguồn phát sinh ra các trận động đất rất mạnh ở vùng này. Đây không phải là trận động đất mạnh duy nhất, mà còn là một trong những trận động đất mạnh nhất xảy ra từ trước đến nay.
Với cường độ 7,7, có thể coi đây là trận động đất phá hủy, gây ra thiệt hại khá nặng nề về người và của" - ông Phương nhận định.
Theo ông Phương, Hà Nội, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn an toàn sau trận động đất ở Myanmar, vì khi động đất mạnh xảy ra thì thiệt hại nặng nhất xảy ra ở khu vực chấn tâm.
"Hà Nội cách Myanmar hơn 1.000km, chỉ chịu ảnh hưởng chấn động lan truyền, giống như việc chúng ta đậ.p cái bàn thì có thể vỡ cốc ở gần đó, còn ở phía xa trên mặt bàn các cốc khác chỉ rung động, lay lắt thôi.
Hà Nội có thể bị rung lắc, đặc biệt trên các nhà cao tầng có biên độ dao động mạnh thì con người sẽ cảm nhận rõ hơn. Trường hợp có nhà vỡ kính thì lực rất mạnh, nhưng đây là lực do lan truyền từ xa tới, chứ không phải từ lòng đất lên nên sẽ không gây ra thiệt hại mang tính hủy diệt như ở Myanmar.
Còn Thái Lan ở gần Myanmar hơn. Tòa nhà ở Thái Lan bị sập chưa biết có kháng chấn hay không, nhưng qua video ghi lại có thể thấy đây là nhà mới xây nên kết cấu có thể chưa ổn định, dẫn tới bị phá hủy.
Ở Việt Nam chúng ta có thể yên tâm không có nhà bị đổ sập, người chế.t do động đất ở Myanmar, mà chỉ có rung lắc hay cảm nhận của con người từ các sóng địa chấn gây ra nôn nao, khó chịu" - ông Phương chia sẻ.
Còn TS Nguyễn Xuân Anh, giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các khoa học Trái đất (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhận định trận động đất ở Myanmar là trận động đất lớn và về cơ bản, các trận động đất lớn, có vùng ảnh hưởng rất rộng, lan truyền đến các thành phố lớn, trong khi các thành phố lớn có nhiều công trình nhà cao tầng nên rất nhạy cảm với các rung lắc.
"Ảnh hưởng của động đất phụ thuộc vào khoảng cách, nền đất và công trình. Với trận động đất ở Myanmar, khoảng cách xa nên ảnh hưởng tới Việt Nam là yếu", ông Xuân Anh nói.
Nữ đại gia "chơi trội", mang tiề.n vàng cầu hôn trai trẻ, cái kết ngỡ ngàng Phượng Vũ17:50:54 27/03/2025Cộng đồng mạng xôn xao trước vụ việc một nữ đại gia mang theo gần 28 tỷ đồng tiề.n mặt đến nhà trai trẻ để cầu hôn. Có tình cảm thật hay chỉ là chiêu trò câu view, tạo sự chú ý?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo