Bí mật hiếm ai biết về ông Công ông Táo, 23 tháng Chạp được dân gian tín ngưỡng
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Cụm từ "Trung Quốc đang sống vào năm 2050" gần đây trở thành xu hướng, gắn với video về phương thức thanh toán đặc biệt của tương lai.
Nhật báo The Economic Times (Ấn Độ) nhận định Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về những tiến b.ộ công nghệ, đặc biệt là trong hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng.
Đoạn video đăng tải trên Insta gần đây của nhà sáng tạo nội dung người Pakistan Rana Hamza Saif đã chia sẻ trải nghiệm về một phương thức thanh toán gây bất ngờ. Trong video, Saif và bạn bè của anh này đến tiệm tạp hóa tại TP Chu Châu (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Người bạn của Saif mua hàng bằng hệ thống thanh toán bằng lòng bàn tay, khiến những người khác vô cùng kinh ngạc.
Saif giải thích: "Nếu ai đó đã đăng ký lòng bàn tay, họ có thể thanh toán ở bất kỳ đâu tại Trung Quốc chỉ bằng một cái vẫy tay". Sau giao dịch, bạn bè của Saif vừa hoài nghi vừa ngưỡng mộ trước bước nhảy vọt công nghệ này.
Video của Saif thu hút gần 10 triệu lượt xem trên Insta và đang tạo nên làn sóng bình luận sôi nổi của cư dân mạng. "Đây là tương lai. Tôi không thể tin rằng chúng ta đang chứng kiến điều đó ngày hôm nay!" - một người bình luận. Nhiều người bày tỏ hy vọng những đổi mới như vậy sẽ lan rộng trên toàn cầu.
Không chỉ riêng nhà sáng tạo nội dung Saif, doanh nhân Harsh Goenka, Chủ tịch Cty RPG Enterprises (trụ sở tại Mumbai - Ấn Độ), cũng chia sẻ một đoạn clip tương tự trên X, cho thấy công nghệ này đang thay đổi cuộc sống hằng ngày ở Trung Quốc như thế nào.
Trong video của ông Goenka, một người phụ nữ mô tả cách sử dụng phương thức thanh toán bằng lòng bàn tay trên tàu điện ngầm Bắc Kinh. "Sống ở Trung Quốc, tôi đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt bằng mã QR và thậm chí là công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Giờ đây, tôi thậm chí có thể thanh toán bằng tay không" - cô này nói.
Ông Goenka nhận xét: "Công nghệ đang dần giúp cuộc sống của chúng ta đơn giản hơn". Tencent, công ty đứng sau nền tảng WeChat cực kỳ phổ biến của Trung Quốc, nổi lên như một công ty đi đầu trong việc áp dụng thanh toán bằng lòng bàn tay. Theo Tencent, giải pháp này được phát triển dựa trên khả năng nhận dạng dấu vân tay và tĩnh mạch của bàn tay.
Công nghệ được triển khai nhằm cải thiện hiệu quả cũng như trải nghiệm người dùng, nhất là người lớn tuổi. Thời gian tới, công nghệ mới sẽ được cung cấp tại nhiều môi trường khác nhau từ v.ăn phòng, trường học, nhà hàng cho đến các cửa hàng bán lẻ.
Tính năng thanh toán bằng nhân diện khuôn mặt cũng đã được ứng dụng trong nhiều năm. Tuy vậy, việc dùng lòng bàn tay được đánh giá tiện dụng hơn, nhất là khi người dùng đeo khẩu trang hoặc điện thoại hết pin.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán bằng lòng bàn tay của Tencent cũng gây tranh cãi về khả năng bảo mật, khi việc đánh cắp dữ liệu sinh trắc học ngày càng diễn ra phổ biến tại Trung Quốc.
Dịch vụ hiện chỉ dành cho người dân Trung Quốc đã đăng ký xác minh thông tin trên WeChat Pay. Ở Trung Quốc đại lục, người dùng WeChat Pay có thể đăng ký dịch vụ trả tiền bằng lòng bàn tay từ tháng 5-2023 .
Gần đây nhất, vào giữa tháng 9-2024, hệ thống thanh toán không chạm của Tencent tiếp tục được mở rộng phạm vi hoạt động, đã có mặt tại Đặc khu hành chính Macau - Trung Quốc.
Trung Quốc luôn giữ vị trí cường quốc không chỉ mạnh về kinh tế mà luôn dẫn đầu về khoa học công nghệ vượt bậc. Một trong đó có thể kể đến việc đưa công nghệ độc lạ lên tầm cao mới, lắp 30.000 tấm gương có thể "đuổi theo" mặt trời, thu nhiệt cho tháp cao ngang toà nhà gần 60 tầng, tạo điện ngày lẫn đêm.
China Media Group (CMG) đã công bố một video cho thấy toàn cảnh dự án ấn tượng này. Dự án được thực hiện tại huyện Guazhou, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Hai toà tháp cao 200 m (tương đương toà nhà gần 60 tầng) với gần 30.000 tấm gương lắp đặt trên mặt đất. Các tấm gương tạo thành nhiều vòng tròn từ nhỏ đến lớn, tập trung ánh sáng mặt trời vào hai toà tháp.
Giống như nhà máy điện than truyền thống, ánh sáng mặt trời tập trung làm nóng nước để tạo ra điện. Nhưng khác với các nhà máy nhiệt điện khác, thiết kế này có thể sản xuất điện vào ban đêm. Muối nóng chảy được lưu trữ bên trong các tòa tháp hoạt động như một pin nhiệt, giữ lượng nhiệt dư thừa thu được vào ban ngày và giải phóng nhiệt lượng đó để máy phát điện hoạt động liên tục.
Những chiếc gương được làm từ vật liệu đặc biệt, có hiệu suất phản chiếu lên tới 94%.
Trung Quốc bắt đầu tham gia vào năng lượng nhiệt mặt trời vào năm 2016. Nhưng dự án mới này là một bước tiến xa hơn với thiết kế tháp đôi. Giám đốc dự án nhà máy Wen Jianghong giải thích: "Các tấm gương ở khu vực xung quanh có thể chiếu vào bất kỳ tháp nào. Cấu trúc này dự kiến sẽ tăng hiệu suất lên 24 phần trăm".
Video CMG cho thấy khả năng đáng kinh ngạc của gương trong việc theo dõi chuyển động của mặt trời. Buổi sáng, chúng tập trung tia nắng mặt trời vào tháp phía đông và tự động điều chỉnh về phía tây vào buổi chiều.
Theo báo cáo của CMG, thiết kế cải tiến không chỉ giới hạn ở hai tòa tháp. Nó có tiềm năng chiếu đến nhiều tòa tháp để đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024.
Nhà máy này là một phần của tổ hợp năng lượng sạch với các nhà máy điện mặt trời, nhiệt điện và điện gió hoạt động cùng nhau để tạo ra hơn 1,8 tỷ kilowatt-giờ điện mỗi năm và tiết kiệm 1,53 triệu tấn khí thải carbon.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo