Bí ẩn nơi lãnh cung: Phi tần phát điên hoặc chế.t, vẫn có hoàng tử ra đời vì sao?
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Khi xem phim Trung Quốc ta thường thấy hình ảnh những vị quan lại khi chầu Vua một đi không trở lại hay trường hợp quan sảy chân ngã đuối nước trên đường đi chầu. Vậy thực tế những gì sử sách ghi chép có giống như trong phim đã tái hiện lại hay không?
Khi xem phim truyền hình cổ trang, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những quan lại khúm núm cúi đầu khúm núm khi chầu Vua. Khi vua phán tội thì dập đầu run rẩy sợ hãi khiến chúng ta đặt câu hỏi về nghi thái của một quan lại thời xưa.
Tuy vậy, khi tìm hiểu kỹ về các sử sách thời phong kiến, nhất là thời nhà Thanh người ta thấy được làm quan lại thời phong kiến có rất nhiều quy định hà khắc, làm quan có nhiều nỗi khổ, sơ hở là không còn có thể trở về gặp gia quyến nữa.
Nguồn tin từ Sohu cho biết, trong một buổi thượng triều thời nhà Thanh, hoàng đế có thể đến muộn, thậm chí tỏ ra ngái ngủ, uể oải, nhưng các quan trong triều không được phép biểu lộ cảm xúc này.
Được biết vào thời xưa, các quan muốn vào Tử Cấm Thành để chầu triều phải đi từ rất sớm. Nếu như thời gian bắt đầu một buổi chầu là khoảng 5 giờ, thì các quan phải đi từ tờ mờ sáng, và có mặt lúc 4 giờ, rồi đợi bên ngoài hoàng cung.
Trong đó, chỉ có những quan đại thần cấp cao, như thừa tướng, quan đứng đầu các bộ... là được phép ngồi kiệu. Còn lại, các quan đều phải đi bộ một khoảng cách rất xa từ cổng điện tới nơi diễn ra buổi chầu.
Ngoài ra, họ cũng không được phép dùng đèn lồng để soi đường, vì việc này được cho là sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của hoàng đế. Bởi lẽ đó, đã có rất nhiều các quan bị vấp ngã, hay thậm chí rơi xuống hào nước và chế.t đuối trong lúc lên dự buổi chầu, đặc biệt là những người đã có tuổ.i, mắt kém, đi lại khó khăn...
Bên cạnh quy định không cho quan lại cấp thấp đi kiệu, không dùng đèn lồng thì khi chầu Vua cũng có quy định nghiêm ngặt về thời gian. Dưới thời phong kiến, các quan viên phải có mặt ở Càn Thanh Môn từ lúc 5h sáng, vậy nên những đại thần ở xa phải dậy từ 3h. Nhiều vị đại thần phải di chuyển khi trời còn tối.
Nếu vì một lý do nào đó mà vào chầu muộn, các đại thần cũng phải chịu những hình phạt nặng nề. Ở thời Đường (Trung Quốc), lỗi vào chầu muộn sẽ bị trừ vào bổng lộc hàng tháng, tình trạng này nếu còn tiếp diễn quá lâu sẽ bị tống giam để cải tạo.
Nhà Minh là thời kỳ có hình phạt nghiêm khắc nhất, " Minh Luật" quy định đại thần vào chầu muộn sẽ bị phạt đán.h 20 trượng, lặp lại nhiều lần sẽ bị đán.h nặng hơn. Tuy nhiên, có vẻ "hiền" nhất là triều Tống, các đại thần nếu đến muộn có... thể lẻn vào chầu, hoàng thượng nhiều khi sẽ giả vờ như không nhìn thấy họ.
Ở thời nhà Minh, nếu một quan đến muộn buổi chầu, sẽ ngay lập tức bị đán.h 20 trượng. Tái phạm sẽ bị đán.h 100 trượng. Nhiều vị quan già do tuổ.i cao sức yếu, không thể chịu được hình phạt này, bị đán.h chế.t tại chỗ. Nhưng vậy vẫn chưa hết, trong lúc thượng triều, nếu các có vị nào vô tình ho hay khạc nhổ hay đứng không vững đều sẽ bị ghi lại với tội danh khinh nhờn Thánh thượng.
Trong thời gian thượng triều sẽ có một chức vị là Ngự sử chuyên duy trì trật tự, có nhiệm vụ ghi chép lại các hành động khiếm nhã, vô lễ của các vị đại thần. Chỉ cần bạn lỡ gây ra tiếng động thì đã bị chỉ mặt phê bình chứ đừng nói đến chuyện xin ra ngoài để đi vệ sinh. Cũng bởi thế nên khi thượng triều các vị quan viên đều không dám hít thở mạnh, muốn động đậy cũng không dám, nó cũng gần giống với khi chúng ta đi học quân sự, yêu cầu phải đứng nghiêm chỉnh, đúng tư thế, nhưng còn nghiêm khắc hơn như vậy nhiều.
Các vị quan viên đều biết thời gian thượng triều không hề dễ chịu, cho nên trước buổi thượng triều, các vị quan viên sẽ cố gắng "bài tiết cho bằng hết, không ăn không uống", dù bản thân có bị đói cũng tuyệt không thể thất lễ trước mặt Hoàng thượng. Bên cạnh đó, họ cũng đều có mánh khóe riêng của bản thân. Ví dụ như sẽ dùng vài mẹo nhỏ để tránh cho cơ thể bài tiết trong thời gian lên triều.
Còn một cách khác đó là uống thuố.c. Với các vị quan đã lớn tuổ.i, sức khỏe yếu, lại phải đứng lâu trong gió lạnh, không ăn không uống một thời gian dài sẽ rất dễ bị đột quỵ, cho nên trước khi lên triều họ sẽ ngậm trong miệng một miếng nhân sâm, giúp tăng cường thể lực cho bản thân. Song, dù cho đã chuẩn bị bằng nhiều cách kỹ càng như thế, nhưng vẫn sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Ví dụ như một vị quan viên nào đó tối hôm trước ăn đồ hỏng bị đau bụng hoặc bất ngờ gặp "sự cố" không thể chịu đựng được thì phải làm như thế nào?
Song trong lịch sử cũng có một số vị quan rất nổi tiếng, một khi bọn họ "gấp" rồi thì ngay cả Hoàng thượng cũng không quan tâm mà trực tiếp cáo lui, Hoàng thượng cũng chẳng thể làm gì họ ví dụ như Tào Tháo, Đổng Trác, Vương Mãng, Tư Mã Ý, ...,
Song những chuyện như vậy quả thực không có nhiều. Thậm chí nếu đã không còn có thể chịu đựng được nữa, Hoàng thượng sẽ cho phép họ đi vệ sinh ngay trước mặt mọi người, trên triều cũng không ai dám phản đối.
Dĩ nhiên là những chuyện như vậy chỉ là trường hợp rất cá biệt, vì thông thường trong những buổi lên triều sớm cũng sẽ chẳng xuất hiện những lần "gấp gáp" như thế, nếu như không chịu đựng được nữa thì Hoàng đế cũng chỉ mắng chút thôi chứ sẽ không trách phạt, sẽ coi đó như chuyện ngoài ý muốn rồi cho qua.
Các vị quan viên khi thượng triều có thể "gấp", vậy Hoàng thượng thì thế nào? Thân là ngôi vị cửu ngũ chí tôn, là người có quyền lực tối cao, chắc chắn sẽ không thể hiện ra việc mình bị đau bụng cần đi vệ sinh với bề tôi của mình, vì như thế sẽ làm mất thể diện Hoàng gia.
Vậy các bạn nghĩ Hoàng đế khi "gấp" thì sẽ làm thế nào? Rất đơn giản, Hoàng đế chỉ cần nói một câu sẽ hóa giải mọi chuyện đó là: "Có việc thì bẩm tấu, không việc thì bãi triều" Những đại thần có chuyện quan trọng cần bẩm tấu sẽ ở lại đợi báo cáo, như vậy Hoàng đế có thể thoải mái "giải quyết nỗi buồn" của bản thân.
Có thể thấy rằng thời xưa làm quan không phải một công việc nhàn hạ mà cực kì nguy hiểm và hà khắc. Những quy định chốn quan trường cũng đòi hỏi người làm quan phải tinh tế, thận trọng và cực kì khôn khéo để không làm phật lòng thánh thượng.
Vén màn sự thật "gái lầu xanh" thời nhà Thanh, vì sao khác hoàn toàn trên phim? Bình Minh19:31:40 30/11/2024Không được như ngày nay, môi trường sống và sự tự do của phụ nữ nhà thổ thời xưa bị hạn chế về nhiều mặt. Họ đa phần sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, hoặc buộc phải vào lầu xanh vì những biến cố.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo