Chú rể hôn cô dâu chưa lâu liền quay đi lau miệng, phản ứng của đối phương cũng sốc không kém
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sự việc kỳ lạ xảy ra ngay khi cô dâu chú rể xuống xe hoa đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người không khỏi thắc mắc " bà cô bên chồng" đang muốn làm gì?
Cách đây ít lâu, một đám cưới linh đình đã diễn ra ở thành phố Vân Phù (Quảng Đông, Trung Quốc), cô dâu được chú rể đón về dinh trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ, chuẩn bị vào nhà thực hiện các nghi lễ tiếp theo.
Mọi chuyện vẫn diễn ra như những hôn lễ bình thường khác cho đến khi cặp vợ chồng son vừa bước xuống xe, một phụ nữ trung niên bất ngờ tiến đến mặc vào người cô dâu chiếc tạp dề màu hồng.
Lúc này, nàng dâu mới có phần ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng nghĩ rằng hôm đó là ngày trọng đại của mình nên vẫn làm theo mà không ý kiến.
Cảnh tượng cô dâu diện váy cưới màu trắng tinh khôi, trên tay cầm bó hoa hồng rực rỡ đứng giữa đám đông mà lại đeo chiếc tạp dề, trông chẳng phù hợp một chút nào. Đáng nói, người dân xung quanh lại bật cười thành tiếng, vỗ tay hoan hô việc làm của "bà cô bên chồng".
Sau khi video clip ghi lại khoảnh khắc này được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn, đông đảo cư dân mạng đã lên tiếng chỉ trích dữ dội phía nhà trai. Vì họ cho rằng hành động này trong ngày cưới chính là muốn cô dâu vừa bước vào nhà thì phải xuống bếp nấu cơm, làm tròn bổn phận cơm nước cho chồng.
"Thật sự khó hiểu! Thời đại nào rồi mà còn quan niệm vợ hay con dâu phải phục vụ nhà chồng. Gia đình chú rể này chỉ muốn cô dâu suốt ngày làm việc nhà, nấu nướng phục vụ cho họ thôi sao", "Tại sao lại mặc tạp dề mà không phải đeo chuỗi vòng vàng nào đó? Không phải sẽ mang theo ý nghĩa giàu có, gia đình đủ đầy sao?"... là những bình luận của netizen để lại.
Thậm chí, nhiều người còn phẫn nộ đến mức yêu cầu người đăng tải phải xóa vội video này, thế nhưng nó vẫn xuất hiện ở các kênh tài khoản và trang mạng xã hội khác. Dù vậy, vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều đã nổ ra.
Theo đó, một số người dùng mạng cho rằng việc cô dâu về nhà chồng lo chuyện nấu nướng là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, đây có thể chỉ là một tục lệ trong đám cưới của nơi cặp đôi nói trên sinh sống, nên không chắc chắn rằng nhà chồng ép buộc cô dâu làm tròn bổn phận.
Đồng thời, họ cũng cho là so với những yêu cầu mà chú rể phải làm trong đám cưới thì việc cô dâu bị đeo tạp dề còn khá nhẹ nhàng. Cụ thể, chú rể phải vượt qua nhiều thử thách do đàng gái bày ra mới được đón dâu.
Đặc biệt, ngay lúc vào phòng tân hôn, anh chàng còn phải quỳ gối thề non hẹn biển. Hơn thế là hôn chân mang giày cho cô dâu và đọc thư cam kết yêu thương vợ mình suốt cuộc đời...
Một số dân mạng đã tiết lộ hành động đeo tạp dề cho cô dâu không phải mang ngụ ý làm việc nhà. Bởi theo phong tục của nhiều địa phương ở Vân Phù (Quảng Đông, Trung Quốc) mang tạp đề quanh bụng trong ngày cưới thể hiện nàng dâu mới đang có thai, mong muốn con đàn cháu đống, nhiều con nhiều phúc, con cháu quây quần.
"Tôi đến từ huyện Úc Nam, Vân Phù. Đám cưới của tôi cũng như vậy. Ngày cưới, tôi chưa có thai nhưng vẫn mang tạp dề. Mọi người đã hiểu nhầm rồi. Đeo tạp dề cho cô dâu chỉ là muốn bảo vệ cái thai, mong muốn sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông.
Không hề có ý nghĩa bắt cô dâu làm việc nhà, phục vụ nhà chồng. Việc nhà trong gia đình tôi đều được vợ chồng phân công mà làm, tôn trọng lẫn nhau", tài khoản mạng chia sẻ.
Được biết, tập tục cưới sinh ở đất nước tỷ dân là vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt ở những vùng nông thôn lại càng "đậm đà bản sắc" hơn. Có tập tục hay ho đáng kế thừa, cũng có không ít hủ tục không còn phù hợp với thời đại.
Điển hình là hủ tục "náo hôn" tại nước này được cho là nỗi sợ hãi của các cặp cô dâu chú rể trong ngày trọng đại. Đây là một nghi lễ truyền thống của Trung Quốc, xuất hiện từ thời nhà Hán, khoảng hơn 2.000 năm trước, mang ý nghĩa "náo động phòng cưới."
Theo phong tục này, những khách mời nam là bạn chú rể sẽ vào phòng cưới của tân lang tân nương trêu đùa nhằm xua đuổi tà ma, yêu khí và giúp cô dâu sớm thích nghi với cuộc sống hôn nhân.
Hôn nhân trong xã hội phong kiến thường do cha mẹ sắp đặt nên dù đã đến ngày cưới nhưng cô dâu, chú rể vẫn còn cảm giác ngại ngùng. Việc "náo động phòng cưới" có thể sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có văn bản cho rằng "náo hôn" thực chất là tàn tích của tục lệ "cướp vợ" thời xưa.
Một cuộc khảo sát, hơn 78% cư dân mạng xứ Trung cho rằng trêu chọc cô dâu trong đám cưới là không tôn trọng phụ nữ. Theo CCTV, tục "náo hôn" không còn phù hợp và có 70% người dân nước này thấy xấu hổ.
Hồi tháng 3/2021, giới chức ở Châu Bình, thành phố thuộc tỉnh Sơn Đông, đã ban hành thông báo trong đó đặc biệt cấm "hành vi thô tục trong đám cưới" và kêu gọi "cải cách truyền thống đám cưới."
Cô dâu xưa phải đội khăn trùm đầu đỏ khi xuất giá, tưởng lãng mạn ai dè đáng sợ JLO16:28:46 14/03/2024Trong nhiều bộ phim cổ trang, người ta thường thấy các cô dâu thời xưa sẽ đeo khăn trùm đầu đỏ . Thực tế, nó được coi là một biểu tượng của sự lãng mạn và lễ hội nhưng lại bắt nguồn từ một câu chuyện đẫm máu đằng sau nó.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo