“Dằn mặt” t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng "hốt" bạc ở Trung Quốc

team youtube09:46 27/05/2021

 4  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Những nghề nghiệp tưởng chừng kỳ lạ này đang ngày càng nổi tiếng và phát triển ở Trung Quốc. Ai cũng tưởng nó nhàm chán nhưng hóa ra lại mang về thu nhập cao không ngờ.

Dằn mặt " t.iểu t.am" cứu vãn hạnh phúc gia đình

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 1

Xiao Sheng - chủ một công ty chuyên "dằn mặt" t.iểu t.am cho biết mình đã hành nghề được 6 năm. Công ty của anh hiện có 8 nhân viên, bao gồm một chuyên gia phân tích tình hình, một quản lý dịch vụ khách hàng kiêm diễn viên, đạo diễn hỗ trợ khi cần cho việc dàn cảnh. Công việc của Xiao Sheng (31 t.uổi) là giúp các bà vợ cắt đứt tình cảm giữa chồng và "bồ nhí". Tuy nhiên, anh thích tự gọi mình là nhà cố vấn tình cảm hơn bởi anh còn hỗ trợ nhiều khía cạnh khác như cầu hôn, bày tỏ tình cảm, ghép đôi.

Các dịch vụ của Sheng thường khá đắt đỏ. Chi phí trung bình cho mỗi lần Sheng đi "trị tiểu tam" rơi vào khoảng 200.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 700 triệu đồng), các dịch vụ khác đơn giản hơn cũng có mức giá thấp nhất từ 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) trở lên. Công việc chủ yếu của Sheng là tìm cách khiến các ông chồng "chán bồ nhí" rồi đoạn tuyệt quan hệ, nhóm của Sheng đôi khi còn tiếp cận trực tiếp "tiểu tam" và "ra đòn" thuyết phục cô ta tự chấm dứt.

Theo Sheng, thi thoảng họ thuê một diễn viên bảnh trai tỏ ra thật giàu có để quyến rũ "tiểu tam" rồi bí mật chụp ảnh họ sau đó chuyển thẳng đến chồng của khách hàng. Dù có kinh nghiệm 6 năm nay, anh không hứa thành công 100% vì "một mối quan hệ có nhiều yếu tố không thể kiểm soát". Một số nguyên tắc đạo đức của Xiao khi làm việc là bảo vệ chế độ một vợ một chồng, tôn trọng quyền riêng tư của "kẻ thứ ba" hay không l.àm n.hục đối tượng dưới mọi hình thức.

Nghề đi khắp thế giới mua sắm

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 2

Cô Ding Yiou người hành nghề "mua sắm khắp thế giới" đã kiếm sống từ công việc này một thời gian dài. Nhiệm vụ của cô là đại diện các doanh nghiệp hay nhãn hàng đi khắp thế giới, mua về những mẫu thiết kế mới và thu hút khách nhất, sau đó giao cho công xưởng sản xuất đại trà. Đôi khi cô cũng đóng vai trò là người trung gian quảng cáo, bán sản phẩm.

Đương nhiên, không phải chỉ mua và mua, mà Ding Yiou còn đóng vai trò như người định hướng cho khách hàng hiểu và cảm nhận được nét đẹp sau mỗi bộ trang phục, khiến họ thấy cần nâng cao chất lượng cuộc sống, tìm ra gu thời trang của riêng mình. Không như người ngoài nghĩ công việc của Ding Yiou sung sướng, sang chảnh, được mặc đẹp và kiếm số t.iền lớn còn thực tế, cô cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực công việc.

Nghề cãi mướn

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 3

Nếu bạn không phải là người thích đối đầu hoặc quá hiền để cãi nhau với ai đó, đây chắc chắn là dịch vụ hoàn hảo cho bạn.

Nền tảng Taobao (Trung Quốc) cung cấp cho khách hàng dịch vụ thuê "chuyên gia tranh luận chuyên nghiệp" để thay mặt họ "khẩu chiến". Chỉ mất khoản chi phí nhỏ (từ 5 tệ đến 20 tệ) "cãi nhau theo ủy quyền", bạn đã có thể thuê người lạ tranh luận giúp mình. Tất nhiên, các cuộc tranh luận được thực hiện qua điện thoại hoặc nhắn tin, không phải mặt đối mặt. Đây đích thị là nghề nghiệp dành riêng cho các "anh hùng bàn phím", vừa được thỏa mãn đam mê vừa hái ra t.iền.

Khóc thuê ở đám tang

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 4

Mục đích của việc thuê người khóc mướn là để thể hiện rằng người quá cố được yêu mến. Jin Guihua - một người khóc thuê chuyên nghiệp ở Tứ Xuyên, Trung Quốc chia sẻ rằng công việc của cô không đơn thuần chỉ có rơi nước mắt mà phải kể lại những khó khăn mà người c.hết đã trải qua, bày tỏ nỗi tiếc thương của các thành viên trong gia đình và cầu chúc cho người qua đời có chuyến đi thanh thản sang thế giới bên kia. Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng khóc hết nước mắt, thể hiện nỗi đ.au đ.ớn cho người họ chưa bao giờ gặp mặt có thể kiếm được hàng trăm đến hàng nghìn nhân dân tệ chỉ trong tiếng rưỡi hành nghề.

Nghề lột vỏ cua

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 5

Cô gái Xiaoxie sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc từng gây xôn xao khi bất ngờ chuyên từ tiếp viên hàng không để "khởi nghiệp" bằng nghề lột vỏ cua. Cô tự viết quảng cáo, giới thiệu mình là một "người lột vỏ cua chuyên nghiệp".

Để đăng ký dịch vụ của Xiaoxie, người thuê cần trả 10 nhân dân tệ (hơn 35 nghìn đồng) cho mỗi lần lột vỏ cua hoặc hải sản, ngoài ra còn có thể trả thêm 5 nhân dân tệ (hơn 17 nghìn đồng) nếu muốn cô Xiaoxie đưa đồ ăn tận miệng.

Khách hàng ăn càng nhiều thì cô Xiaoxie càng kiếm được nhiều t.iền. Tuy nhiên, nghề nào cũng có những mặt trái của nó. Mỗi buổi tối sau khi lột vỏ cua cho khách xong, cô Xiaoxie thường kêu than đau tay vì bàn tay bị sưng tấy do bóc cua nhanh và nhiều cùng một lúc.

Nghề "trị bệnh lười"

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 6

Xiao Zhu - một "giám sát viên trực tuyến" chuyên giúp mọi người chống lại sự chây lười bằng cách nhắn tin, gọi điện liên tục để thúc giục họ hoàn thành công việc mỗi ngày. Khi sự trì hoãn, lơ đãng được coi là "bệnh" thời hiện đại, nghề giám sát như của Zhu xuất hiện nhằm giúp mọi người phát huy hết khả năng của bản thân. Các giám sát viên sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để theo dõi lịch trình của khách hàng, liên tục nhắc nhở họ thực hiện những việc phải làm.

Trong 6 năm qua, Zhu ước tính đã làm việc với hơn 20.000 khách hàng, giúp họ chiến đấu với "con quái vật trì trệ". Chàng trai 10x dành khoảng 15 giờ trong ngày để nhắn tin, gọi điện cho khách hàng, nhắc nhở về các kế hoạch cần làm của họ cũng như khuyến khích họ hoàn thành công việc đó.

"Đã đến giờ đi chạy", "Nhiệm vụ buổi sáng chưa xong đâu, hãy làm nốt đi"... là những tin nhắn thường xuyên của Zhu với khách hàng. Bởi thế, không lạ khi Zhu liên tục ngồi trước máy tính và cầm điện thoại hầu hết thời gian để nhắc nhở khách hàng.

Zhu cho biết, tỷ lệ thành công không phải 100% nhưng anh có hàng nghìn lượt đ.ánh giá tích cực trên trang cá nhân và nhiều bình luận khen ngợi từ khách hàng. Zhu cho hay, công việc bận rộn nhưng không có gì khiến anh hài lòng hơn là việc được nghe một người vừa vượt qua kỳ thi cảm ơn sự giúp đỡ của mình.

Theo Zhu, phần lớn khách hàng là những người trẻ, trong độ t.uổi từ 18 đến 30, sống thu mình, thiếu tính kỷ luật, tự giác và cần sự trợ giúp từ bên ngoài để chống lại sự chây lười. Hầu hết họ cần được nhắc nhở trong việc tuân thủ chế độ giảm cân và ôn thi.

Anh từng giám sát một cô gái ở Thượng Hải bị trầm cảm nặng, phải nghỉ học vào năm thứ hai đại học. Khách hàng này có ý định hủy hại bản thân. Zhu giám sát cô hàng ngày để uống thuốc đúng giờ và sinh hoạt. Sau nhiều năm, bệnh tình của cô này dần được cải thiện và có thể quay lại trường học. "Cô ấy hỏi ý kiến tôi một số điều quan trọng trong cuộc sống để tôi gợi ý", anh chàng làm công việc khác lạ, kể.

Zhu cho biết, công việc của một giám sát viên thực sự rất nhàm chán, thường thức dậy sớm và đi ngủ lúc 3 hoặc 4 giờ sáng. Anh phải dán mắt vào điện thoại cả ngày.

"Một lần tôi rủ cô gái mình thích đi xem phim. Nhưng trong lúc xem, tôi đã phải trả lời tin nhắn của khách hàng và dùng điện thoại suốt. Tình yêu đã kết thúc trước khi nó bắt đầu", Zhu cười ngượng ngùng.

Thông tin về dịch vụ của Zhu đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc hồi tuần trước khiến nhiều người thắc mắc tại sao có thể tồn tại một ngành nghề kỳ lạ như vậy. Tuy nhiên, sự thật đây chỉ là một trong những dịch vụ bất bình thường xuất hiện trong những năm gần đây.

Nghề ăn hộ

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 7

Nếu bạn thích vừa ăn uống miễn phí lại vừa có t.iền thì công việc này khá thú vị đấy. Dịch vụ này cho phép khách tìm người ăn giúp họ để thỏa cơn thèm hoặc vì một lý do nào đó khiến họ không thể ăn được món yêu thích.

Khách hàng có thể lên mạng thuê người ăn một số thực phẩm, đồ uống và yêu cầu họ quay video làm bằng chứng việc đã ăn chúng. Phí dịch vụ này chỉ từ 2 đến 9 tệ (hơn 1 USD), đã bao gồm t.iền thanh toán đơn hàng đồ ăn. Đây không hẳn là công việc có thể làm giàu nhanh chóng nhưng vẫn có nhiều người sẵn sàng làm vì họ được ăn đồ miễn phí.

Theo Sina, người ăn hộ sẽ cần quay video đến nhà hàng, chọn món ăn được chỉ định và mô tả sinh động về hương vị của món ăn.

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 8

Dằn mặt t.iểu t.am, cãi nhau mướn và loạt nghề nghe tên kỳ quặc nhưng hốt bạc ở Trung Quốc - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Đặt camera quay lén, tống t.iền hàng loạt phụ nữ vào khách sạn với trai lạ

Tin tài trợ
Giang và Toại biết nhiều phụ nữ vào khách sạn n.goại t.ình nên lén lắp camera quay lại cảnh ân ái, sau đó đe dọa, tống t.iền các n.ạn n.hân.

G.iết v.ợ vì nghi n.goại t.ình

Tin tài trợ
Huỳnh Xin, 27 t.uổi, trong lúc cãi vã vì nghi vợ n.goại t.ình đã cầm dao đ.âm c.hết chị này rồi đến công an đầu thú.
cứu trợ bão lũchồng cũ hằng du mụctôn bằnglỗi cônphông bạttriệu lộ tưjenniebão số 3hồ việt trunglisasaka trương tuyềnkỳ duyênquang linh -thủy tiên