Quỳnh Anh "lăm le" vương miện Miss Universe VN, tung skill "bậc thang tàng hình"
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từ một chuyên gia trang điểm, người mẫu đắt show quảng cáo, Phúc thấy khó chấp nhận nằm liệt chỉ sau vài tuần phát bệnh. Anh gọi đó là "cơn ác mộng". "Phúc sợ chết, sợ trở thành gánh nặng cho mẹ, sợ không kịp hồi phục trước khi ba mất", anh nói.
Từng bị Nam Trung "sỉ nhục"
Đàm Quang Phúc sinh năm 1987 tại TP HCM. Anh là chuyên gia trang điểm, người mẫu tự do, ngoài ra có năng khiếu làm đồ thủ công.
5 năm trước, anh chàng này từng thử sức với " Vietnam's Next Top Model 2013" và Nam Trung là một trong những giám khảo của chương trình.
Trong phần ứng xử, trước đông đảo thí sinh, báo chí, giám khảo Nam Trung hỏi: "Làm make-up nhục lắm hay sao mà đi làm người mẫu?". Câu hỏi bị nhận xét là nặng nề, "sỉ nhục" người khác của Nam Trung khiến dư luận ngay sau đó phải một phen nổi sóng.
Riêng với Đàm Quang Phúc, trên trang cá nhân của mình, anh chia sẻ: "Tự nhiên bị ám ảnh câu nói: làm make-up nhục lắm hay sao mà đi làm người mẫu". Sau đó anh chàng cũng thông báo: "Mọi người ơi, Phúc đã out VNTM 2013 rồi. Mọi người đừng chúc mừng Phúc nữa nha, xin lỗi vì để mọi người thất vọng".
Khi dư luận ồn ào với sự vụ, Nam Trung đã chọn cách từ chối trả lời giới truyền thông. Vị giám khảo cho biết anh không quan tâm đến những phát ngôn của thí sinh này và tiếp tục công việc hướng dẫn thí sinh tại vòng thi chụp ảnh.
5 năm sau, Đàm Quang Phúc trở lại " The Face Vietnam 2018" và một lần nữa đối diện với Nam Trung trong vai trò Host. Anh chàng cùng nam giám khảo đã giải tỏa được những khúc mắc ngày xưa, HLV Thanh Hằng đã giảng hoà vô cùng súc tích và đầy thần thái của 1 siêu mẫu hàng đầu: "Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính mình".
Mắc bệnh lạ, sợ không kịp bình phục chịu tang cha
Một năm trước, Quang Phúc thấy xuất hiện những cơn đau đầu khiến anh khó chịu và mất ngủ. Nhưng khi đó, anh chỉ coi chúng như cảm cúm nên không thăm khám, đến lúc phát hiện thì bệnh đã nặng.
Bác sĩ nói Phúc bị não đa ổ tiến triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh vận động. Đó là lý do ba tháng trước, anh hay ngã xe, bước hụt, khó cầm nắm và gục ngã khi dự sự kiện, khiến bạn bè phải xốc lên, đưa vào bệnh viện.
Một tuần Phúc nằm bệnh viện, theo anh, là quãng thời gian đáng sợ. Anh yếu dần do bệnh não phát triển, lại mắc thêm viêm phổi.
Nhà có hai người khỏe là dì Dung và mẹ, phải chia nhau chăm sóc Phúc và bố anh đang bị ung thư giai đoạn cuối. Lúc đó, anh thường nằm một mình chảy nước mắt và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với mình.
Hết một tuần, Phúc được về nhà. Không phải vì bệnh anh đã lành mà gia đình xin cho anh được về nghỉ ngơi, vì hành trình trước mắt còn dài. Ở trong phòng, Phúc lại khóc và tuyệt vọng.
Anh cố dùng điện thoại, sử dụng chức năng nhập văn bản bằng giọng nói để nhắn với người bạn: "Bác sĩ nói Phúc sẽ mất ý thức. Trước khi mất ý thức, Phúc muốn nói với Tiến rằng...".
Những tin nhắn bình thản, chia sẻ rành mạch về tình trạng sức khỏe đang được dự đoán trầm trọng, Phúc đã phải dùng tất cả sự cố gắng để gửi trước khi không thể.
Một buổi nọ, Phúc đột nhiên gọi cho người bạn thân tên Thành, khóc nức nở, nói: "Bỗng nhiên em không nhớ đã gặp anh ở đâu nữa".
Lúc đó, Phúc thấy rõ cảm giác hoảng loạn, sợ hãi khi biết rằng trí nhớ đang giảm sút. Và theo lời bác sĩ, nó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh đang chuyển nặng.
Phúc nằm trên giường, tay chân bên phải như bất động. Mọi sinh hoạt của anh đều do mẹ và chị dâu hỗ trợ. Nhiều khi thấy mẹ chạy lên - chạy xuống nhiều lần quá mệt, anh cố chống gậy đi toilet rồi ngã dưới sàn và nằm luôn cho đến sáng.
"Cố gượng dậy mà không được, cánh tay bị toàn thân đè lên tê buốt, cảm thấy bất lực", anh kể.
Cả ngày trong bốn bức tường, Phúc tưởng như bị giam lỏng. Anh thức dậy với một cữ thuốc và đi ngủ với một cữ thuốc như thế, kèm thêm mấy viên an thần.
Bác sĩ chỉ định Phúc uống kháng sinh để kiểm soát ổ viêm, ngoài ra ngủ nhiều, giữ tinh thần vui vẻ. Nhưng anh khó ngủ, mỗi tối chỉ ngủ được 4-5 tiếng dù dùng thuốc, còn khi thức dậy thì trong trạng thái lơ đễnh, thiếu tỉnh táo.
Nhìn mình không còn là mình, Phúc thương thân, thương mẹ. Phúc thấy mẹ khổ quá khi ở tuổi 69 vẫn bộn bề lo lắng, nên thường nói: "Con làm gánh nặng cho mẹ".
Còn mẹ Phúc, bà nén đau khổ, thể hiện sự lạc quan để con có động lực chiến đấu. Bà bảo những lần di chuyển cầu thang lên xuống giúp đôi chân thêm khỏe và được chăm sóc con cái là niềm hạnh phúc nên bà muốn chăm sóc cho con cả đời.
Mỗi ngày, Phúc và mẹ có vài lần trò chuyện vui vẻ khi bà lên cho anh ăn bữa sáng, trưa và tối. Nhưng mẹ vừa đi, cánh cửa khép lại, anh tiếp tục chìm trong những suy nghĩ tiêu cực.
Anh rầu rĩ nhìn những vết ngứa ngáy trên cơ thể, hay cánh tay yếu ớt không thể cầm nổi cốc nước. Khi đó, nói một câu, với Phúc, cũng thật khó. Anh dường như không còn hy vọng nào cho việc hồi phục.
"Tôi cứ buồn vậy rồi mẹ tôi buồn hơn. Tôi nghĩ có khóc cũng không thay đổi được gì, nên phải cố gắng vì mẹ", anh nói.
Đó là lần đầu tiên Phúc tự giải thoát mình khỏi suy nghĩ "hết hy vọng". Anh tự động viên mình sau những phút chùng xuống: "Sẽ vượt qua được mà! Sẽ tốt thôi".
Bà Hạnh, mẹ người mẫu Đàm Quang Phúc, không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của con trai. Bà vừa mừng, vừa lo khi thấy con siêng năng tập đi, có hôm cố quá bị đuối sức, mồ hôi ướt đẫm gối.
Bà biết con nỗ lực và nóng lòng điều trị để mau hồi phục, vì không muốn mẹ khổ. Nhưng bà khuyên con không vội. "Mỗi ngày tiến bộ một tí là tốt rồi", bà nói.
8h hàng ngày là lúc người hỗ trợ tập đi cho Phúc đến, cũng là thời gian anh mong đợi nhất, vì cảm thấy "mình đang bước dần tới chiến thắng". Tuần đầu, Phúc đòi tập cả 7 ngày nhưng sau thấy không ổn nên bà Hạnh đề xuất giảm xuống 2-3 buổi.
Khi Phúc tập luyện, não của anh phải làm việc cật lực, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, thậm chí méo miệng. Mỗi bước đi của anh đều khó nhọc, đau đớn và sau đó là toàn thân bứt rứt, khó chịu đến mức vò đầu, bứt tai.
Ban đầu, Phúc tập luyện trên chiếc khung tập đi bốn chân có bánh xe. Sau đó, anh chuyển sang gậy chống và hiện có lúc còn giơ gậy lên tỏ ý mình đã tự đi mà không cần hỗ trợ.
Tất cả những chuyển biến tích cực ấy chỉ diễn ra trong một tháng, kể từ mốc thời gian mà Phúc gọi là: chọn nỗ lực thay vì trách móc số phận.
Mấy tháng qua, chi phí điều trị và sinh hoạt của Đàm Quang Phúc tốn kém nhiều, khiến anh trầm ngâm khi nghĩ đến tương lai không thể làm việc để phụ giúp mẹ.
Nghe lời khuyên của bạn bè thân thiết đừng nghĩ xa, Phúc có thêm động lực và ói hiện tại không ước ao gì nhiều, chỉ mong có thể đi xuống dưới cầu thang để thăm ba và bà ngoại.
"Tôi đang 'chạy đua' với ba. Cha tôi tiên lượng chỉ sống được sáu tháng. Tôi phải khỏe lại", Đàm Quang Phúc nói.
H'Hen Niê vướng tin bị đàn chị Thanh Hằng chèn ép, viết tâm thư dài phân bua T.P13:38:14 17/10/2024Hoa hậu H Hen Niê vừa có bài đăng khiến cõi mạng xôn xao, lên tiếng về tin đồn bị đàn chị siêu mẫu Thanh Hằng chèn ép trên sàn diễn, tại show của NTK Đỗ Mạnh Cường. Tâm thư dài khiến nhiều người vỡ lẽ sự thật phía sau.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo