Đắk Lắk lên tiếng về O Huyền Sầu Riêng, phối hợp Sở TT-TT làm rõ sự việc
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sau khi được thả ra, con chó Becgie đã bất ngờ lao vào cắn chủ tới tấp khiến người đàn ông phải nhập viện cấp cứu. Liên tục những ngày qua nhiều vụ chó cắn chủ đã xảy ra khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thông tin ban đầu cho biết, sáng cùng ngày, ông Lê Văn T. (35 tuổi, trú tại xã Ea Toh, huyện Krông Năng) thả chó Becgie ra khỏi chuồng. Ngay khi được thả tự do, con chó Becgie bất ngờ lao vào cắn ông T. khiến nạn nhân bị thương nặng.
Phát hiện vụ việc, người thân đã nhanh chóng đánh đuổi con chó Becgie và đưa ông T. đi cấp cứu.
Theo Trung tâm y tế huyện Krông Năng, ông T. được đưa vào viện trong tình trạng hoảng loạn, mất máu nhiều, có nhiều vết thương phức tạp tại vùng cánh tay phải, vùng ngực, đứt gân tay...
Các bác sĩ đã tổ chức phẫu thuật nối gân, xử lý các vết thương và sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định.
Hiện, bệnh nhân đã dần ổn định sức khỏe. Được biết, con chó Becgie gia đình ông T. nuôi nặng khoảng 35kg.
Theo BS Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong trên do bệnh dại.
"Các tháng tới bước vào mùa nắng nóng, dễ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là bệnh dại. Do đó, người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Khi bị chó cắn, mèo cào, người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tiêm vắc xin hoặc huyết thanh phòng bệnh", ông Phúc khuyến cáo.
Sự việc tương tự cũng xảy ra ở Phú Quốc với người phụ nữ 55 tuổi. Cụ thể, nạn nhân bị tấn công khi cho chó becgie ăn vào hôm qua. Cửa chuồng vừa mở, con vật nặng hơn 30kg lao ra cắn nhiều vết vào tay, chân và mặt người phụ nữ, chỉ dừng khi nhiều người can thiệp. Con chó cắn người trước đó được nuôi nhốt trong chuồng lâu ngày, khá hung dữ.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu (thường chiếm 96 - 97%), sau đó là mèo (3 - 4%). Các động vật khác (thỏ, chuột, sóc...) chưa phát hiện có chứa virus dại.
Giám sát mới nhất trong năm 2023 cho thấy, trong số các ca bệnh dại có kết quả xét nghiệm, khoảng 10% có nguyên nhân do mèo cắn.
Bệnh dại lây truyền sang qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh T.Ư.
Ở động vật, khi đến thần kinh T.Ư, virus sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể, vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có virus dại. Sau đó, virus dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại.
Ở người, sau nhiễm virus dại (hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại), thời gian ủ bệnh dại từ 2 - 8 tuần, có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trên 1 năm hoặc 2 năm.
Thời gian ủ bệnh ở người phụ thuộc vào số lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể, mức độ nặng, nhẹ của vết thương; khoảng cách xa, gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh T.Ư (vùng mặt, đầu) thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Do đó, khi bị chó hoặc động vật cắn, cào, liếm vào vết xước, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy, càng sớm càng tốt trong 15 phút. Rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn y tế 70 độ hoặc rượu mạnh, xà phòng... và khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin và huyết thanh theo từng trường hợp cụ thể.
Độc lạ 7 con voi lần lượt 'hạ gối' trước lễ tang, sự thật khiến CĐM rơi nước mắt Kim Oanh16:53:44 02/11/2024Nhiều người xúc động trước hình ảnh đàn voi diễu hành, quỳ rạp chào tiễn biệt người đàn ông sở hữu nhiều voi nhất Việt Nam. Trước đó, gia đình tổ chức tang lễ cho ông tại thành phố Buôn Ma Thuột.
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo