Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.
Vào thời phong kiến, gia đình nhà phi tần - nhà ngoại - được cho là có vai trò hỗ trợ đặc biệt đối với quyền lực của hoàng đế nói riêng và sự hưng thịnh của một quốc gia nói chung.
Tuy nhiên, lịch sử cũng ghi lại nhiều trường hợp nhà ngoại của hoàng đế lợi dụng sức mạnh gia tộc nhiễu loạn triều chính, thậm chí còn đoạt ngôi. Còn với trường hợp của Đậu Y Phòng thì chính là vế đầu tiên.
Người phụ nữ này không có ghi chép cụ thể về ngày tháng năm sinh, chỉ biết bà là người Quan Tân, Thanh Hà thời Sơ Hán. Xuất thân thấp kém, Đậu Y Phòng từ nhỏ đã phải làm cung nữ hầu hạ trong cung. Khi Lữ Hậu nắm quyền, bà thả một số cung nữ ra khỏi cung và đem họ thưởng cho những con cháu nhà họ Lưu được sắc phong ở khắp các địa phương. Đậu Y Phòng là một trong những cung nữ được thả ra, cô khôn khéo mua chuộc thái giám để người này xếp cho cô trở về nước Triệu, tlàm phi tử của Triệu Vương. Thế nhưng người này lại không biết vì sao nhầm chữ Triệu thành Đại, kết cục Đậu Y Phòng phải đến nhà đại, lấy Đại Vương Lưu Hằng - con trai thứ tư của Lưu Bang.
Lưu Hằng tuy không phải ứng cử viên sáng giá kế vị nhưng bù lại nhờ ở xa trung ương triều chính mà tránh được âm mưu của Lữ Hậu. Đây cũng là tiề.n đề cho việc Lưu Hằng đăng cơ năm 180 trước công nguyên, lấy hiệu Hán Văn Đế.
Ngay từ lần gặp đầu tiên, Hán Văn Đế đã si mê cô cung nữ bé nhỏ, nên khi trở thành hoàng đế, nàng cũng được sắc phong hoàng hậu, con trai trưởng của cả hai là Lưu Khởi thuận lợi trở thành Thái tử ngay từ khi còn nhỏ. Mẹ quý nhờ con, Đậu Y Phòng nhờ vào con trai mà nắm quyền lực vô cùng lớn, đến khi Hán Văn Đế qua đời vào năm 157 trước công nguyên thì bà cũng chính thức buông rèm nhiếp chính, phò trợ con trai khi đó là Hán Cảnh Đế.
Đậu Thái hậu thâu tóm mọi quyền lực trong triều, đưa người nhà họ Đậu làm đại thần trong triều. Không ỷ có quan hệ, người nhà họ Đậu ý thức việc trau dồi năng lực nên sau này có rất nhiều trọng thần như Thừa tướng Đậu Anh, Tướng quân Đậu Cố lưu danh sử sách vì những đóng góp to lớn cho đất nước.
Đậu Thái hậu nắm quyền từ đời con trai Hán Cảnh Đế đến đời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, thiết lập nền tảng vững chắc cho quyền lực và sự hưng thịnh của gia tộc họ Đậu. Do đó mà sau khi bà qua đời vào năm 135 trước công nguyên, dù nhà họ Đậu dần bị Hán Vũ Đế loại bỏ ra khỏi chính quyền trung ương, trở thành một vọng tộc Tây Hán nhưng vẫn phát triển rực rỡ trong suốt 800 năm.
Ngoài Đậu Y Phòng, Trung Quốc còn có nhiều vị hoàng hậu vô cùng nổi tiếng nữa. Họ không chỉ xinh đẹp mà còn tài trí hơn người.
Hoàng hậu của Minh Hi Tông - Trương Yên
Ý An Hoàng hậu Trương Yên, tự là Tổ Nga, danh là Bảo Châu, là mỹ nữ số một vượt qua "tám cửa", trong hơn 5 nghìn mỹ nữ của cuộc tuyển chọn toàn quốc năm Minh thiên khải nguyên, được lập làm hoàng hậu.
Theo ghi chép sử sách, Ý An hoàng hậu có dung mạo đoan trang, mặt như Bồ Tát, mắt như sóng nước hồ thu, miêng như hoa, mũi dọc dừa, rang đều tăm tắp. Không chỉ có dung nhan hơn người, hoàng hậu Ý An còn được ví như bậc "mẫu nghi thiên hạ".
Trước mặt Hy Tông Hoàng đế, bà không ít lần vạch tội gian thần khiến bọn chúng vô cùng căm hận. Trước khi qua đời, Minh Tư Tông Chu Do Hiệu Hoàng đế đã sắc phong bà là Ý An hoàng hậu.
Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị
Dung mạo xinh đẹp lại có tài nên Tiêu Thị khiến tới 6 vị hoàng đến mê mẩn. Tiêu Hoàng hậu hay còn gọi là Dạng Mẫn Hoàng hậu xuất thân là công chúa của Lương Minh Đế, Hoàng đế nước Tây Lương.
Theo ghi chép, Tiêu Thị không chỉ sở hữu nhan sắc hơn người mà còn rất thông minh. Chính vì vậy mà Tiêu Thị trở thành một tiểu tuyệt thế giai nhân đa tài đa nghệ.
Trong lịch sử Trung Quốc, những người phụ nữ có khả năng thay đổi triều chính như hoàng hậu Tiêu Thị không nhiều.
60 năm gắn bó với 6 đời hoàng đế, bà qua đời vào năm 648 tại Trường An và được hợp táng với Tùy Dượng Đế. Năm 2013, các nhà khảo cổ đã tìm thấy khu lăng mộ của Tùy Dượng Đế, trong đó có xác phụ nữ cao khoảng 1m5, được cho là của Tiêu Hoàng hậu.
Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga
Lý Tổ Nga là con gái của Lý Hi Tông - một vị quan ngự sử của Bắc Tề. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nổi tiếng nhất Bắc Tề, bà còn là một thiếu nữ đa tài, thông minh. Vì vậy mà Cao Hoan rất thích Lý Tổ Nga và hỏi cưới bà cho con trai Cao Dương.
Sau khi Cao Dương lên ngôi đã lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế nổi tiếng bạo ngược, điên loạn và thất thường, thường xuyên ngược đãi, hại các phi tần, nhưng luôn dành sự tôn trọng đối với Lý hoàng hậu.
Trong Bắc Sử - Bắc Tề Thư từng ghi chép về nhan sắc của Lý Tổ Nga là "Nhan sắc tuyệt mỹ, thanh tao". Trong cuốn "Lão Hồ nói về các mỹ mhân mổi tiếng", Nga Hồ dật sĩ của nhà Thanh từng xếp bà ngang hàng với những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa như Tây Thi, Vương Chiêu Quân...
Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài! Bảo Nam16:40:42 11/11/2024Thái giám là công việc không được đán.h giá cao nhưng lại có thể được nhiều ngân lượng và có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân, mất khả năng nối dõi tông đường .
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo